Trong thai kỳ, sự thay đổi về hormone, huyết động khiến cơ thể thay đổi, gây ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh, miễn dịch, mạch máu và đặc biệt là đôi mắt. Trong đó phải kể đến là bệnh lý võng mạc thai nghén. Trước những hệ lụy ảnh hưởng lên đôi mắt thì việc khám thai định kỳ kết hợp tầm soát bằng gói khám võng mạc thai nghén là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy với gói khám võng mạc thai nghén quy trình thực hiện như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh lý võng mạc thai nghén
Trong thai kỳ, chính sự thay đổi về hormone và huyết động nên mắt cũng có những thay đổi mang tính sinh lý. Trong đó sẽ có những thay đổi sẽ biến mất sau sinh như: khô mắt, mắt mờ, mắt bị sưng… Ngoài ra, thai phụ còn gặp những thay đổi mang tính chất bệnh lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt đo chính là bệnh võng mạc thai nghén.
1.1 Bệnh lý võng mạc thai nghén nguy hiểm thế nào?
Ở những bà bầu, nhất là những người bị tật khúc xạ ở mắt như: cận, viễn, loạn thị, bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, từng bị chấn thương ở mắt thì sẽ có nguy cơ cao bị bong võng mạc gấp 4 lần so với người bình thường.
Bệnh lý bong võng mạc thai nghén thực chất là biến chứng của các bệnh lý khác như: xuất huyết mắt, thoái hóa võng mạc ngoại vi. Ở những thai phụ cận thị, trục nhãn cầu bị kéo dài nhiều năm, võng mạc bị giãn mỏng, thoái hóa từ đó trở nên yếu ớt trước những tác động cơ học. Một trong những tác động có thể kể đến đó chính là quá trình sinh nở. Chính vì thế, nguy cơ phụ nữ mang thai bị bong võng mạc sau sinh rất nguy hiểm.
Hiện tượng xuất huyết võng mạc thường gặp ở những thai phụ gắng sức, cúi đầu thái quá, ho mạnh, bị bệnh táo bón. Đặc biệt, bệnh xuất huyết vùng võng mạc trung tâm có thể gây giảm thị lực ở thai phụ. Tuy nhiên, đa phần các dạng xuất huyết này sẽ tự tiêu và không để lại di chứng gì.
Bên cạnh đó, khi chuyển dạ, thai phụ dùng nhiều sức để rặn đẻ cũng có thể xảy ra một vài tai biến về đáy mắt như: hiện tượng xuất huyết vùng hoàng điểm, xuất huyết ở dưới, trong, trước võng mạc gây giảm thị lực.Quá trình chuyển dạ dài, gắng sức cũng đặc biệt nguy hiểm với những mẹ bầu đang bị tật khúc xạ hoặc tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao. Bởi ở những mẹ bầu này những điểm suy yếu trên võng mạc thường khá nặng nè.
Thêm một biến cố nữa về võng mạc là bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch. Hình ảnh lâm sàng cho thấy người bệnh có thể bong thanh dịch đơn thuần hoặc cũng có trường hợp có thể kèm theo xuất tiết trắng.
1.2 Biểu hiện của bệnh lý võng mạc thai nghén là gì?
– Tầm nhìn bị giảm sút, mắt mỏi nhức, khó chịu.
– Khi trời sáng bị lóa và chói mắt, đôi khi còn cảm thấy khô rát ở mắt.
– Khi quan sát màu sắc xung quanh bị nhợt nhạt.
– Thường xuyên thấy xuất hiện các mảng tối và bóng bất thường.
Khi thấy những hiện tượng bất thường về thị lực kể trên thì thai phụ nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.
2. Nguyên nhân gây bệnh lý võng mạc thai nghén
Bệnh bong võng mạc thai nghén là căn bệnh nguy hiểm và có diễn tiến rất âm thầm, khó nhận biết.
– Bệnh thường biểu hiện như: nhìn mờ, thị lực giảm sút nhanh chóng… tuy nhiên các biểu hiện trên thường không rõ ràng, chỉ khi đi thăm khám bệnh mới được chẩn đoán chính xác và phát hiện ra những điểm yếu trên võng mạc.
– Nguyên nhân gây ra hiện tượng này được cho là những sự biến đổi, tác động của thai kỳ đến võng mạc của thai phụ. Bên cạnh đó, nếu những thai phụ bị cận thị, trục nhãn cầu bị kéo ra, khi đó tất cả các lớp màng, lớp bao bọc cũng kéo dài lớp võng mạc, dẫn đến tình trạng một số điểm trên võng mạc bị suy yếu, dẫn đến thoái hóa ngoại vi võng mạc.
– Không những thế, trong thai kỳ, thai phụ cũng chịu nhiều áp lực, lớn nhất là chuyển dạ sinh nở. Với những thai phụ mà các điểm yếu ở võng mạc không được khắc phục kịp thời thì những tác động này có thể dẫn đến hiện tượng bong võng mạc và gây mù lòa.
– Chính vì lý do đó bệnh nhân khi mang thai cần được theo dõi mắt ngay từ những ngày đầu thai kỳ đầu tiên và khám lại theo chỉ định của bác sĩ để có thể kịp thời điều trị dự phòng hiện tượng bong tróc võng mạc. Không chỉ vậy, khi thăm khám, bác sĩ sẽ khám vùng võng mạc cũng sẽ phát hiện các bệnh lý khác trong thai kỳ như: huyết áp, thận, tim…
3. Gói khám võng mạc thai nghén tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI bao gồm những gì?
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai gói khám võng mạc thai nghén nhằm giúp mẹ bầu tầm soát tốt hơn các nguy cơ có thể xảy ra với mắt và thai kỳ của mình. Gói khám võng mạc thai nghén bao gồm các hạng mục dưới đây:
– Thử thị lực: Nhằm mục đích để kiểm tra và đánh giá khả năng nhìn tối đa của mẹ bầu.
– Khám với bác sĩ nhãn khoa nhằm phát hiện các vấn đề bán cầu trước nhãn cầu ở thai phụ.
– Đo khúc xạ máy: Việc đo khúc xạ sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các tật khúc xạ của mẹ bầu như bệnh cận, viễn, loạn thị.
– Thử kính: Nếu người bệnh bị tật khúc xạ thì sẽ tiến hành đo độ để lựa chọn kính phù hợp.
– Chụp OTC bán cầu sau nhãn cầu: Việc đo OTC có tác dụng phát hiện các bệnh lý võng mạc một cách chi tiết như bệnh Glocom…
– Chụp đáy mắt không huỳnh quang: Nhằm phát hiện các bệnh lý võng mạc.
4. Cách phòng tránh bệnh võng mạc thai nghén hiệu quả?
Hầu hết các bệnh lý võng mạc thai nghén không quá nguy hiểm và đe dọa đến thị lực nếu chúng ta biết cách phòng ngừa chủ động, bảo vệ đôi mắt của mình đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh được các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo mà mẹ bầu nên ghi nhớ:
4.1 Thai phụ cần đảm bảo dinh dưỡng tốt
Phụ nữ mang thai thường gặp các vấn đề về mạch máu, chính vì thế, mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các vitamin, khoáng chất cần thiết để củng cố độ bền của mạch máu. Bên cạnh đó, thường xuyên đi khám thai định kỳ để được đánh giá về tình trạng sức khỏe của thai nhi, giúp mẹ điều chỉnh dinh dưỡng tốt hơn để chăm sóc bé.
4.2 Điều trị các bệnh lý về mắt
Với những thai phụ hay gặp các vấn đề về mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ… thì trong thai kỳ cần đi thăm khám và điều trị sớm, tránh những nguy cơ xấu và biến chứng có thể xảy ra.
4.3 Hạn chế sử dụng các thiết bị kỹ điện tử, kỹ thuật số
Việc sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số quá lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng cũng gây ảnh hưởng đến thị lực và tổn thương cho mắt. Vì thế, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng các thiết bị này để tránh gây ảnh hưởng đến thị lực và mắc các bệnh về võng mạc trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, khi thấy những dấu hiệu của bệnh võng mạc thai nghén như đã kể trên, mẹ bầu cần đi thăm khám ngay để tránh cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
4.4 Thực hiện khám mắt định kỳ trong thai kỳ
Bởi những bà bầu bị cận thị, có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường… rất dễ bị bong võng mạc trong khi sinh nở, suy giảm thị lực trầm trọng sau khi vượt cạn nên những mẹ bầu thuộc trường hợp này cần thực hiện khám mắt trong thai kỳ song song với việc khám thai. Từ đó sẽ giúp phát hiện điều trị những bệnh lý liên quan đến suy yếu võng mạc.
Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng và người nổi tiếng tin tưởng, lựa chọn để đi thăm khám và điều trị các bệnh về mắt. Chuyên khoa Mắt của Thu Cúc TCI đã điều trị thành công cho nhiều khách hàng mắc các bệnh lý về phức tạp mắt và mang lại ánh sáng cho nhiều người.
Với đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện, khang trang, Thu Cúc TCI chắc chắn sẽ là cơ sở y tế xứng đáng để khách hàng trao gửi niềm tin. Liên hệ số tổng đài 1900558892 để được tư vấn nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé.