Giảm ợ chua trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Thanh Hiền

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Ợ chua trào ngược dạ dày là triệu chứng điển hình gặp phải. Ợ chua gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới khẩu vị của người bệnh. Ở bài viết sau đây sẽ gợi ý những cách giảm ợ chua do trào ngược dạ dày gây ra hiệu quả ngay tại nhà.

1. Bị ợ chua trào ngược dạ dày

Ợ chua có thể nói là triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày. Ợ chua xảy ra sau khi người bệnh ăn no, thức ăn bị trào ngược cùng một lượng axit từ dạ dày lên tới thực quản và khoang miệng. Điều này lý giải vì sao người bệnh có cảm giác chua chua ở miệng.

Bên cạnh ợ chua, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như ợ nóng, cảm giác nóng rát ở cổ họng. Một số trường hợp còn bị đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, khó tiêu rất khó chịu.

Biểu hiện ợ chua trào ngược dạ dày

Ợ chua là triệu chứng phổ biến gặp phải ở người bệnh trào ngược dạ dày.

2. Gợi ý cách giảm ợ chua cho người bệnh trào ngược

2.1. Giảm ợ chua bằng gừng khi bị trào ngược dạ dày

Gừng tươi có chứa hàm lượng lớn chất Methadone, Tecpen,… Đây là những chất có khả năng trung hòa axit dạ dày. Vì thế, giúp cải thiện tốt những triệu chứng ợ chua, buồn nôn. Với gừng tươi, bạn có thể cắt thành các lát mỏng hoặc cắt sợi mỏng rồi pha với nước ấm và uống trực tiếp mỗi ngày. Lưu ý, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc trà gừng. Vì gừng có tính nóng nên nếu uống quá nhiều có thể gây phản tác dụng khiến cơ thể bị nóng bụng và nóng vùng họng.

2.2. Sử dụng nghệ

Với người bệnh trào ngược dạ dày thì nghệ, bột nghệ có lẽ là bài thuốc không còn xa lạ. Trong thành phần nghệ đặc biệt có chứa lượng lớn tinh chất Curcumin. Loại chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp cải thiện và khắc phục hiệu quả tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược axit dịch vị,…

Bạn có thể sử dụng trực tiếp nghệ tươi hoặc dùng tinh bột nghệ đều được. Tương tự như việc sử dụng gừng, người bệnh khi sử dụng nghệ cần quan tâm đến liều lượng, không quá lạm dụng vì nếu sử dụng nhiều liên tục có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Nghệ giảm ợ chua

Nghệ được biết đến là “bài thuốc” chữa các bệnh về dạ dày rất hiệu quả.

2.3. Mật ong giúp giảm ợ chua trào ngược dạ dày

Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là các chất chống oxy hóa, đường tự nhiên, nhóm các vitamin B, C, E, K cùng hợp chất kali, kẽm,… Sử dụng mật ong có tác dụng cân bằng nồng độ pH dịch vị từ đó cải thiện tốt các triệu chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng,…

Đặc biệt, mật ong còn có đặc tính chống viêm nhiễm, kháng virus, khử trùng. Nhờ đó, được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý dạ dày như trào ngược thực quản, đau dạ dày, loét dạ dày,…

Bạn có thể kết hợp mật ong và tinh bột nghệ bằng cách ngâm mật ong và tinh bột nghệ sử dụng dần để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng bột nghệ mật ong vẫn cần cân đối về liều lượng thích hợp để không gây phản tác dụng. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng hợp lý nhất.

2.4. Dùng baking soda

Baking soda có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn tốt. Nhờ đó giúp sát trùng làm sạch đường họng, ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn và tác động của acid trào ngược dạ dày gây tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Ngoài ra, baking soda còn có khả năng trung hòa acid, giảm nhanh cảm giác nóng rát, ợ chua, ợ nóng do trào ngược gây ra.

Cách sử dụng baking soda khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn pha khoảng 1 thìa baking soda cùng với 200ml, khuấy tan đều và uống mỗi ngày khoảng 2 – 3 ly. Chỉ nên uống tối đa trong vòng 7 ngày. Lưu ý, không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng liên tục kéo dài bởi có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tích nước,…

Dùng baking soda giảm ợ chua

Bạn có thể sử dụng baking soda để giảm nhanh các triệu chứng ợ chua trào ngược dạ dày.

2.5. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng cải thiện các bệnh lý liên quan đến dạ dày nhờ thành phần có chứa hàm lượng chất chống oxy dồi dào. Cụ thể, loại hoạt chất Tanin có trong lá trầu không giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày cũng như hỗ trợ làm lành các vết viêm loét.

Lá trầu không bạn có thể mang đi nấu nước để uống mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất uống nước trầu không là trước bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng.

2.6. Sử dụng lá mơ lông

Cùng với lá trầu không, lá mơ lông cũng có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng ợ chua và điều trị trào ngược dạ dày. Với thành phần protein, vitamin C, tinh dầu cùng một số hợp chất khác, lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, giải độc, tăng cường hệ miễn dịch, thuyên giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày.

Đối với là mơ lông, bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến cùng các món ăn trong gia đình hoặc hấp, xay lấy nước rồi uống.

3. Xử lý trào ngược dạ dày kéo dài

Trào ngược dạ dày có thể là tình trạng sinh lý bình thường do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý nhưng cũng có thể là yếu tố bệnh lý không thể chủ quan. Vì vậy, trong trường hợp bạn bị trào ngược kéo dài mãi không thuyên giảm hoặc số lần trào ngược trong ngày thường xuyên hơn dù đã thay đổi chế độ ăn hợp lý cùng các biện pháp giảm trào ngược kể trên thì cần chủ động thăm khám sớm.

Trào ngược dạ dày được phát hiện sớm thì việc điều trị cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày có tỷ lệ tái phát bệnh cao, khoảng 70% người bệnh tái lại sau 1 năm. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những cách giúp giảm ợ chua trào ngược dạ dày bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Các cách kể trên chỉ mang tính hỗ trợ giảm triệu chứng không có tác dụng thay thế phác đồ điều trị. Trên hết, người bệnh trào ngược dạ dày cần chủ động thực hiện thăm khám và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital