Ăn chậm, nhai kỹ; dùng nhiều loại rau củ, ngũ cốc; hạn chế bia rượu; giữ cho tinh thần thư thái… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Đó cũng là giải pháp để dạ dày khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Menu xem nhanh:
1. Hạn chế căng thẳng
Bạn có thể cảm nhận dạ dày khó chịu khi căng thẳng. Nguyên nhân là do cảm giác lo lắng có thể phá vỡ trạng thái cân bằng mong manh của quá trình tiêu hóa. Đối với một vài người thì nó làm cho quá trình tiêu hóa chậm lại gây ra hiện tượng trương cứng bụng, đau và táo bón. Trong khi đối với những người khác thì căng thẳng sẽ làm quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn gây hiện tượng tiêu chảy và đi ngoài thường xuyên hơn. Một số người mất hẳn cảm giác thèm ăn.
Hơn nữa, căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng tiết glucocorticoid – hormon của vỏ thượng thận có tác dụng kích thích bài tiết acid dịch vị và pepsin, đồng thời ức chế bài tiết chất nhầy gây loét dạ dày. Vì vậy để để dạ dày khỏe mạnh bạn cần tránh cảm giác khó chịu, căng thẳng hoặc không vui. Giữ sự thoải mái, vui vẻ trong thời gian của những bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn.
2. Hạn chế bia rượu
Tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra chất nhầy và ion bicarbonat để bảo vệ dạ dày khỏi tác động của acid dịch vị nhưng bia rượu lại phá hủy hàng rào “vệ sĩ” này. Chính vì vậy, uống nhiều bia rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày.
Thói quen uống nhiều nước khoáng, hạn chế bia rượu, đồ uống có chứa cồn hay các chất kích thích của người Nhật là một trong những phương pháp đơn giản nhất giúp bảo vệ dạ dày.
3. Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học
Các chuyên gia cho rằng, cơ thể mất khoảng 20 phút để nhận tín hiệu no từ dạ dày. Do đó, nếu ăn quá nhanh sẽ dẫn đến tiêu thụ lượng thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết.
Ăn chậm không những giúp bạn có thời gian để thưởng thức món ăn cùng các thành viên trong gia đình, bạn bè mà còn tốt cho quá trình tiêu hóa, giảm tải hoạt động cho dạ dày. Đặc biệt, khi chúng ta nhai kỹ sẽ tăng sự bài tiết nước bọt làm giảm acid trong dạ dày.
4. Không hoạt động ngay sau khi ăn gây bệnh đau dạ dày
Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhự nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể.
Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ.
Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên
Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu ở dạ dày như trướng bụng, ợ hơi, đầy bụng,… bạn cần đến bệnh viện để thực hiện nội soi tiêu hóa chẩn đoán phát hiện bệnh hiệu quả để điều trị bệnh hiệu quả.