Viêm chân răng có thể nói nói là bệnh lý răng hàm mặt phổ biến nhất hiện nay. Viêm chân răng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn do nguy cơ mất trắng hàng loạt. Vậy thì đâu là nguyên nhân viêm chân răng, cách điều trị như thế nào, theo dõi bài viết để được giải đáp bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viêm chân răng là bệnh gì, những biểu hiện của viêm chân răng
Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng liên quan đến những tổ chức ở xung quanh răng gây tình trạng nướu sưng tấy và viêm nhiễm. Theo thời gian, những tổn thương này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc răng có thể bị lung lay hoặc có nguy cơ mất răng hàng loạt. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả các bé từ 1 đến 2 tuổi nếu như cha mẹ không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho con.
Ở mỗi giai đoạn thì viêm chân răng có thể sẽ có những triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, sinh hoạt cũng như giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Một trong số những biểu hiện phổ biến của viêm chân răng có thể bao gồm:
– Vùng chân răng bị sưng đỏ và đau nhức
– Chân răng chảy máu khi ăn đồ ăn quá cứng hoặc là khi đánh răng mạnh
– Nướu mềm hơn bình thường, không bám chắc chân răng
– Hơi thở, khoang miệng có mùi hôi rất khó chịu
– Viêm chân răng hình thành túi mủ, thậm chí dẫn đến biến chứng khiến răng bị lung lay, gãy răng, nặng hơn là mất răng
2. Điểm mặt những nguyên nhân viêm chân răng
Nhìn chung, viêm chân răng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cung hàm bao gồm cả ở răng cửa và răng hàm. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm chân răng có thể bao gồm:
2.1. Ăn uống không hợp lý
Trên thực tế, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Khi có thể bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết thì sẽ không đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài ra, khi bạn ăn nhai quá nhiều thực phẩm cứng cũng sẽ làm cho nướu bị tổn thương dẫn đến tình trạng nha chu suy yếu, không còn sự liên kết sát với thân răng, tạo khe hở giúp vi khuẩn thuận lợi xâm nhập và tấn công gây viêm chân răng.
2.2. Chế độ sinh răng miệng thiếu khoa học
Để có hàm răng khỏe mạnh thì việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho người bệnh có thể loại bỏ được mảng bám ở trên thân răng cũng như ngăn ngừa sự hình thành của vi khuẩn ở trong khoang miệng.
Trái lại, nếu như việc vệ sinh cơ bản không được thực hiện sạch sẽ sẽ làm cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm quanh chân răng.
2.3. Do tuổi tác
Theo khoa học, nếu như tuổi tác tăng dần, tốc độ lão hóa của các bộ phận trong cơ thể cũng diễn biến nhanh hơn. Khi ấy, các tổ chức quanh răng cũng sẽ bị dần bị lỏng, không thể bám sát vào thân răng, tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ và vi khuẩn trong đó sẽ tấn công vào nướu và dẫn đến viêm nhiễm chân răng.
2.4. Do các bệnh lý răng miệng khác
Một số bệnh lý răng miệng như là sâu răng, viêm tủy hay chảy máu chân răng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm chân răng. Lúc này, vi khuẩn ở trong khoang miệng đang hoạt động mạnh mẽ sẽ tấn công và phá hủy nha chu khiến cho răng tách khỏi nướu và gây mất răng.
2.5. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Những loại thuốc liên quan đến tim mạch, huyết áp hay tiểu đường đều sẽ gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên thì thông thường sẽ không quá gây hại tới sức khỏe cơ thể nếu như được sử dụng với liều lượng hợp lý. Tuy nhiên thì trong trường hợp sử dụng quá nhiều thì sẽ dẫn đến khô miệng, chảy máu bất thường, đau nướu răng và gián tiếp gây ra tình trạng viêm chân răng.
3. Hướng dẫn cách điều trị viêm chân răng
Trước tiên, bạn cần thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp viêm chân răng nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc với hướng dẫn sử dụng phù hợp:
– Các nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt như là Beta-lactam, Macrolid
– Thuốc có chứa corticosteroid như dexamethason, prednisolon,… nhằm điều trị sưng đỏ, đau răng, kháng viêm
– Nhóm thuốc giảm đau thông thường để giảm nhanh chóng các triệu chứng đau nhức
– Bổ sung nước súc miệng để vệ sinh toàn bộ khoang miệng, làm sạch khoang miệng bởi những thành phần có chứa chất kháng khuẩn như là hexetidin, chlorhexidine, chlorinedioxid, zin gluconat,… loại bỏ hiệu quả vi khuẩn và mảng bám trên răng
Ngoài ra thì bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng có thể đến nha khoa để được điều trị dứt điểm. Tùy vào mỗi giai đoạn mà nha sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau:
– Giai đoạn đầu
Bệnh lý đang ở mức độ nhẹ nên chỉ cần thực hiện làm sạch, loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn sẽ được lấy cao răng bằng các thiết bị chuyên dụng, đây là bước cơ bản để điều trị viêm chân răng.
– Giai đoạn viêm chân răng hình thành túi mủ:
Ở giai đoạn viêm chân răng nếu như đã hình thành túi mủ và tiến triển thành áp xe răng thì sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật, bởi nếu như không được thực hiện sớm sẽ tác động trực tiếp đến xương ổ răng.
– Giai đoạn viêm chân răng tiến triển nặng
Nếu như viêm chân răng đã tiến triển quá nặng, ổ viêm gần như bị phá hủy toàn bộ chân răng, không thể bảo tồn được nữa nên bắt buộc phải nhổ bỏ toàn bộ răng.
Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp nguyên nhân viêm chân răng cũng như cách điều trị hiệu quả. Đừng quên thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe bạn nhé.