Trồng răng sứ có đau không là vấn đề khiến không ít người ban khoăn. Đây là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện khá phức tạp, cần tác động nhiều tới nướu và răng thật. Bình thường, những hoạt động ăn nhai mạnh đôi khi cũng có thể gây tình trạng đau nhức huống chi một kỹ thuật phức tạp tác động. Để làm rõ vấn đề này, ta hãy cùng tham khảo bài viết sau.
Menu xem nhanh:
1. Các bước trồng răng sứ
Dưới đây là các bước thực hiện trồng răng sứ cơ bản:
1.1 Bước 1: Thăm khám và kiểm tra răng miệng.
Đây là bước đầu tiên trước khi bắt đầu trồng răng sứ. Bước này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng của bệnh nhân, từ đó có thể đưa ra được sự tư vấn, lộ trình điều trị chính xác nhất. Quá trình kiểm tra không chỉ được thực hiện bên ngoài, bệnh nhân sễ được chụp X-quang để thấy được rõ chiều dài của chân răng. Đồng thời, bác sĩ có thể kiểm tra xem chân răng có bị nhiễm trùng không, có cần điều trị tủy không.
1.2 Bước 2: Vạch rõ lộ trình điều trị
Sau khi đã nắm được tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về loại răng sứ phù hợp. Bệnh nhân sẽ được lựa chọn răng sứ và tiến hành lấy dấu hàm răng, chế tác răng.
1.3 Bước 3: Thực hiện xử lý vị trí răng cần phục hình thuật cấy ghép trụ Implant (áp dụng với phương pháp trồng răng Implant)
Đây cũng là bước khá quan trọng trong quy trình trồng răng sứ Implant. Quá trình này cần được thực hiện trong phòng nha đảm bảo vô trùng. Trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ tiêm để gây tê. Sau đó, các bước đặt trụ Implant vào trong xương hàm sẽ được tiến hành. Thời gian thực hiện sẽ mất từ 20-30 phút cho mỗi răng cấy ghép trụ Implant.
1.4 Bước 4: Lấy dấu răng để thực hiện chế tác răng sứ
Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chế tác răng sứ phù hợp. Đây là bước yêu cầu cao về độ chuẩn xác để có thể chế tác răng sứ vừa vặn về hình dáng, kích thước, …
1.5 Bước 5: Gắn răng tạm thời
Răng sứ sẽ cần có khoảng 2 ngày để thực hiện chế tác. Trong thời gian đó, người bệnh sẽ cần được gắn răng tạm thời, tránh làm gián đoạn tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
1. 6 Bước 6: Thử sườn răng và đắp sứ
Quá trình thử sườn sẽ giúp đảm bảo răng mới có thể khít với răng thật. Nếu răng sứ không khít, bệnh nhân sau này sẽ dễ bị mắc phải các bệnh lý như đen viền lợi, sâu răng, …
1.7 Bước 7: Gắn răng sứ
Ở bước gắn răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng và đánh bóng bề mặt răng. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem răng mới có phù hợp thực sự hay chưa.
1.8 Kiểm tra và hẹn tái khám
Sau khi đã hoàn thành gắn sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra cường độ lực cùng thời gian chịu lực, độ cân bằng chịu lực của các răng. Nếu như không xảy ra bất kỳ vấn đề gì, để kéo dài tuổi thị răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc và hẹn lịch tái khám.
2. Trồng răng sứ có đau không?
Trồng răng sứ là kỹ thuật nha khoa sử dụng mão sứ để phục hình lại răng. Từ đó, khuyết điểm của răng sẽ được khắc phục. Những răng bị hư tổn, mất răng, cần cải thiện chức năng, … đều có thể tiến hành trồng răng sứ. Nếu mọi người còn băn khoăn trồng răng sứ có đau không thì câu trả lời là có.
Trên thực tế, việc trồng răng sứ ít nhiều cũng sẽ gây tình trạng khó chịu, đau nhức cho bệnh nhân. Điều này là bởi bác sĩ khi thực hiện sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc để can thiệp trực tiếp vào răng, xương hàm để có thể phục hình răng sứ. Thế nhưng với công nghệ, kỹ thuật nha khoa hiện đại, trồng răng sứ đau không còn là vấn đề đáng ngại. Hầu hết những trường hợp trồng răng sứ hiện nay sẽ được gây tê cục bộ tại vị trí trồng răng sứ. Thuốc tê sẽ giúp bệnh nhân không đau nhức khi thực hiện.
Hiện nay, có 2 phương pháp thực hiện trồng răng sứ phổ biến:
2.1 Thực hiện làm cầu răng sứ
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt cùi răng để làm trụ cầu nhằm nâng đỡ phần mão răng sứ. Việc mài răng này được thực hiện nhằm loại bỏ đi một phần men răng. Quá trình này sẽ gây hơi đau nhức cho người bệnh. Tiếp đến, quá trình gắn răng sứ lên răng sẽ gần như không đau nhức và khó chịu gì cho bệnh nhân.
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được gây tê khi mài răng sứ. Sau khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ thấy hơi ê buốt ở vị trí răng vừa mài. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết sau khoảng từ 1-2 ngày.
2.2 Thực hiện trồng răng Implant
Với phương pháp trồng răng Implant, bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép trụ Implant vào xương hàm. Qua một thời gian, trụ Implant được tích hợp sẽ tiến hành bước gắn mão răng sứ lên trụ Implant. Cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện khi việc cấy ghép được thực hiện xong. Tại vị trí cấy ghép, bệnh nhân sẽ bị đau nhức nghiêm trọng trong khoảng 1-2 ngày đầu. Sau đó, cảm giác đau nhức sẽ dần thuyên giảm và hết hẳn sau từ 4-5 ngày.
Với những trường hợp trồng răng sứ Implant, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc để có thể giảm đau tại nhà. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể một số cách giảm đau như chườm đá, chườm nóng, …
3. Loại răng sứ nào nên được lựa chọn thực hiện?
Khi lựa chọn các loại răng để thực hiện trồng răng sứ, bệnh nhân nên lưu ý lựa chọn loại răng sứ chính hãng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ví dụ như các loại răng sứ Zirconia, Titan, Cercon, … Những loại răng này sở hữu khả năng chịu lực gấp tới 5-8 lần so với răng thật. Đồng thời, độ thẩm mỹ của những loại răng này được đánh giá khá cao. Chất liệu chế tạo răng an toàn, lành tính, tuổi thọ lâu dài.
Hiện nay, thực trạng đáng ngại là khách hàng thường bị dùng phải loại răng sứ kém chất lượng. Điều này là do nha khoa đã sử dụng răng giá rẻ, không rõ nguồn gốc nhằm tăng lợi nhuận. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu rất nhiều tới hiệu quả thực hiện và độ an toàn cho bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin để trả lời cho vấn đề trồng răng sứ có đau không. Cùng với đó là lưu ý cho khách hàng khi chọn răng sứ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên lưu ý về cách chăm sóc sau khi thực hiện trồng răng sứ để đảm bảo được độ an toàn và duy trì tốt hiệu quả.