Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng để điều trị bệnh là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên có không ít người lo ngại về tình trạng nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc.
Menu xem nhanh:
1. Viêm mũi dị ứng và biểu hiện
Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến mũi và các xoang. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn hoặc lông thú cưng.
Người bị viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện các triệu chứng như:
– Hắt hơi.
– Sổ mũi.
– Nghẹt mũi.
– Ngứa mắt.
– Ngứa họng.
– Ho.
– Mệt mỏi.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến các biến chứng:
– Nhiễm trùng xoang.
– Khó thở.
2. Các loại thuốc thường dùng để điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay
Để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, thủ phác đồ điều trị của bác sĩ là việc cần thiết. Tùy từng tình trạng bệnh, mỗi người có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc viêm mũi dị ứng phù hợp để điều trị:
2.1. Nhóm thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có 2 loại
– Thuốc kháng histamin H1 (thế hệ 1) có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh (hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt). Một số loại thuốc phổ biến như Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Promethazin có hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại có nhược điểm gây buồn ngủ, khô mắt, táo bón, khô miệng,… cho người bệnh.
– Thuốc kháng histamin H2 (thế hệ 2) có tác dụng chậm hơn so với nhóm thuốc thế hệ trước, thường được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng ban đêm. Một số loại thuốc phổ biến như Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin, Astemizol… Nhóm thuốc này hiện nay được sử dụng rộng rãi hơn so với nhóm thế hệ 1.
2.2. Nhóm thuốc Corticoid – Loại thuốc viêm mũi dị ứng phổ biến
Với tác dụng giảm viêm, ức chế giải phóng các cytokine nên sẽ làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Lựa chọn dùng corticoid dạng xịt hoặc dạng uống sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh.
– Thuốc Corticoid dạng xịt: Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng viêm của niêm mạc mũi. Đồng thời cải thiện bệnh hiệu quả thông qua cơ chế kháng viêm. So với dạng uống, thuốc corticoid dạng xịt ít tác dụng phụ hơn. Loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (tùy loại thuốc). Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như Fluticasone, Mometasone, Budesonide,…
– Thuốc Corticoid dạng uống: Thường ít được sử dụng hơn trong điều trị viêm mũi dị ứng do ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Sử dụng thuốc liều cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Có thể kể đến như là loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng cường hàm lượng đường trong máu, suy tuyến thượng thận… Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích trước khi kê đơn cho những ai bị viêm mũi nặng.\
2.3. Nhóm thuốc thông mũi
Nhóm thuốc thông mũi có 2 loại:
– Thuốc thông mũi dạng xịt. Loại này có tác dụng co mạch, giảm phù nề niêm mạc mũi và giúp thông thoáng đường thở. Một số loại thuốc phổ biến như Oxymetazoline, Ephedrin, Naphazoline,…
– Thuốc thông mũi dạng uống có chứa phenylpropanolamine. Loại này hoạt động theo cơ chế làm co mạch máu, giảm sưng nề niêm mạc và giúp thoát dịch. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy giảm ngạt mũi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên dạng thuốc này cần có chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh mới được sử dụng. Không nên tự ý mua và dùng vì thuốc gây tác dụng phụ như tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Các phản ứng nặng hơn có thể gặp như khó thở, nghẹn cổ họng, sưng môi, phát ban, co giật, xảy ra tình trạng ảo giác, vã mồ hôi,… Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
3. Dùng thuốc viêm mũi dị ứng kéo dài có nhờn thuốc không?
3.1. Tình trạng nhờn thuốc là gì?
Nhờn thuốc là hiện tượng cơ thể đã quen với thuốc, dẫn đến việc giảm hiệu quả điều trị sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân chính gây ra nhờn thuốc là do cơ thể thích nghi với thuốc, thay đổi cách chuyển hóa hoặc đào thải thuốc. Khi đó, để đạt được hiệu quả điều trị tương tự, người dùng cần tăng liều lượng thuốc hoặc chuyển sang thuốc khác. Việc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
3.2. Giải đáp: Có bị nhờn thuốc nếu dùng thuốc viêm mũi dị ứng kéo dài không?
Câu trả lời là có thể có nếu không sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng đúng cách và đúng liều. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên môn về việc dùng thuốc. Tùy vào từng đối tượng, trẻ em, người lớn hoặc người cao tuổi thì bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp cũng như hướng dẫn cách dùng thuốc, liều lượng dùng và thời gian dùng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn.
Viêm mũi dị ứng là bệnh cần điều trị lâu dài, vì vậy người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo đúng phác đồ và trong thời gian được khuyến cáo. Không tự ý tăng liều thuốc trong khi dùng với suy nghĩ “cho mau khỏi” mà chưa có sự đồng ý từ chuyên gia y tế.
4. Kết hợp các biện pháp phòng ngừa dị ứng để đạt hiệu quả tối ưu
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với các phòng ngừa dị ứng để tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ nhờn thuốc
– Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: bụi, phấn hoa, lông động vật,…
– Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, E, Omega-3, kẽm, Quercetin,… để tăng cường hệ miễn dịch.
– Tập luyện thể dục thường xuyên để vừa tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện chức năng hệ hô hấp và giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Đảm bảo ngủ đủ giấc và không để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng.
Có thể thấy, viêm mũi dị ứng là một bệnh lý hô hấp phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Việc sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng để điều trị bệnh là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng hợp lý để tránh nhờn thuốc bạn nhé.