Ung thư tuyến tụy xuất phát từ sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của các tế bào ác tính trong tuyến tụy. Đây cũng là bệnh lý ung thư không hiếm gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Vậy ung thư tụy có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này để biết được câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh ung thư tụy
Ung thư tụy là loại ung thư hình thành tại một số tế bào của tuyến tụy ở con người. Hầu hết bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy (chiếm khoảng 95%) đều bắt đầu ở tuyến tụy ngoại tiết. Các khối u cũng có thể hình thành ở trong tuyến tụy nội tiết, nhưng đây là trường hợp không phổ biến và thường lành tính. Ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn. Có hai loại ung thư tuyến tụy phổ biến gồm: Khối u ngoại tiết và khối u nội tiết.
Nội dung dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về bệnh ung thư tuyến tụy ngoại tiết. Bởi hầu hết các bệnh ung thư tuyến tụy đều bắt đầu từ trong các tế bào ngoại tiết của tuyến tụy.
1.1. Phân loại ung thư tụy theo bản chất
– Ung thư biểu mô tuyến: chiếm khoảng 80% trường hợp.
– Khối u nang: đây là túi chứa đầy chất lỏng hình thành ở trong tuyến tụy. Hầu hết các u nang tuyến tụy thường là lành tính, nhưng cũng không ngoại lệ một số trường hợp là ung thư.
– Ung thư tế bào “Acinar”: phát triển trong các tế bào acinar của tuyến tụy, nằm ở hai đầu của ống dẫn sản xuất ra các enzyme tiêu hóa.
1.2. Phân loại ung thư tụy theo mức độ lan rộng khối u
– Loại ung thư tuyến tụy sớm (tại chỗ)
– Loại ung thư tuyến tụy tại vùng
– Loại ung thư tuyến tụy tiến lan tràn
– Loại ung thư tuyến tụy di căn
2. Một số vấn đề cần nắm rõ trước khi giải đáp câu hỏi: Ung thư tụy có nguy hiểm không?
2.1. Trước khi đi tìm lời giải ung thư tụy có nguy hiểm không, hãy nắm rõ các dấu hiệu của bệnh
Bệnh ung thư tụy khi ở giai đoạn đầu sẽ thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên người bệnh dễ chủ quan, dẫn tới bỏ qua giai đoạn có thể điều trị hiệu quả nhất. Một số dấu hiệu ung thư tuyến tụy dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh lý khác như:
– Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu bất thường này dễ bị nhầm với các bệnh lý về gan.
– Chướng bụng, đầy hơi, sụt cân: Thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày, đường ruột.
– Chán ăn: Đây có thể là do khối u phát triển và gây áp lực lên các cơ quan xung quanh.
– Đau nhức lưng dưới: Nguyên nhân do khi khối u phát triển không chỉ gây ra áp lực tại vùng bụng mà còn ảnh hưởng cả cơ lưng và xương sống của người bệnh, tạo ra các cơn đau liên tục ở lưng dưới.
– Đổi màu nước tiểu: Nước tiểu chuyển màu tối chính là dấu hiệu của việc người bệnh bị mất nước.
– Ngứa ngáy toàn thân: Khi chức năng tuyến tụy suy giảm, bilirubin tích tụ trong da có thể gây ngứa.
– Phân đổi màu sẫm: Nguyên nhân là do các tế bào ung thư chặn ống mật…
2.2. Trước khi đi tìm lời giải ung thư tụy có nguy hiểm không, hãy nắm rõ nguyên nhân của bệnh
Một số yếu tố nguy cơ chính có khả năng gây nên căn bệnh ung thư tuyến tụy bao gồm:
– Thói quen thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu, bia.
– Người lớn tuổi.
– Nam giới (theo nghiên cứu nam giới có tỷ lệ mắc ung thư tụy cao hơn nữ giới)
– Bệnh viêm tụy mạn: do rượu bia, bệnh sỏi mật…
– Đái tháo đường
– Chế độ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đường, uống nhiều nước ngọt có gas
– Tiền sử gia đình có người bị ung thư tuyến tụy…
3. Giải đáp: Ung thư tụy có phải là căn bệnh nguy hiểm không?
Thông qua những thông tin ở trên, có thể thấy, ung thư tuyến tụy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao bởi trong giai đoạn đầu của bệnh không có triệu chứng rõ ràng, hoặc các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Do vậy, người bệnh thường chủ quan mà bỏ qua giai đoạn có cơ hội điều trị thành công cao nhất. Mặt khác, tuyến tụy là nơi có ít dây thần kinh nên khi xuất hiện một khối u trong tuyến tụy phát triển sẽ gây đau đớn và các triệu chứng đi kèm khác.
Bệnh ung thư tuyến tụy sẽ có nguy cơ phát triển khi con người bước vào độ tuổi ngày càng cao. Độ tuổi dễ mắc bệnh là từ 71 tuổi trở lên, giai đoạn này tiên lượng bệnh cũng khá dè dặt nên bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Thậm chí, kể cả khi các khối u ác tính đã được tiến hành loại bỏ bởi phương pháp phẫu thuật thì căn bệnh ung thư tụy vẫn có nguy cơ tái phát trở lại.
Bệnh ung thư tuyến tụy sẽ được điều trị hiệu quả thông qua bước tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, khi người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và các khối u chưa di căn. Do vậy, chủ động tìm hiểu các dấu hiệu bệnh và kiến thức về ung thư tuyến tụy là vô cùng cần thiết. Và việc tiến hành sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư nói chung và ung thư tụy nói riêng.