Giải đáp từ chuyên gia: Niềng 2 răng cửa thưa được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Nụ cười kém xinh vì răng cửa thưa là tình trạng nhiều người mắc phải. Nhiều người muốn lựa chọn giải pháp niềng để khắc phục tình trạng này nhưng băn khoăn không biết có niềng 2 răng cửa thưa được không. Hãy cùng theo dõi bài viết để lắng nghe giải đáp từ chuyên gia Thu Cúc TCI nhé.

1. Nguyên nhân răng cửa mọc thưa?

Răng cửa thưa là tình trạng hai răng số 1 có khoảng cách khá xa nhau trên cung hàm. Tình trạng răng cửa không sát nhau khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi cười hoặc giao tiếp. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở rất nhiều người do:

1.1. Nguyên nhân chủ quan

– Mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu… khiến răng bị thưa và hở kẽ.

– Thói quen dùng tăm xỉa răng lâu này làm ảnh hưởng tới nướu răng.

– Tật đẩy lưỡi, mút ngón tay từ bé cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu… có thể khiến răng cửa bị thưa

Các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu… có thể khiến răng cửa bị thưa

1.2. Nguyên nhân khách quan

– Răng thưa bẩm sinh hoặc có thể do yếu tố di truyền. Trong gia đình có nhiều người mắc tình trạng này thì thế hệ sau sinh ra cũng có khả năng mắc phải tình trạng này.

– Kích thước răng cửa quá nhỏ, tạo nên vùng trống lớn giữa hai răng.

– Răng mọc không đúng vị trí, mọc lệch, mọc ngầm hoặc đâm ngang ở dưới chân răng cửa.

– Cung hàm rộng tạo cảm giác răng cửa bị tách xa nhau, gây ra kẽ răng thưa.

Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì việc răng cửa thưa, hở kẽ cũng khiến cho khuôn mặt của bạn mất cân đối, làm bạn thiếu tự tin khi cười, khi giao tiếp. Không những thế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề vệ sức khỏe răng miệng cần được khắc phục.

2. Có niềng 2 răng cửa thưa được không?

Niềng răng là phương pháp được khuyến khích hàng đầu khi răng miệng gặp phải các vấn đề như thưa, lệch lạc… Vậy với răng cửa thưa thì thế nào? Có niềng hai răng cửa thưa được hay không?

Theo các chuyên gia tại Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc, niềng răng thưa chỉ mang lại hiệu quả khi niềng cả hàm chứ không thể niềng riêng lẻ 2 hay 3 chiếc răng bị thưa. Nếu chỉ niềng hai răng cửa thì việc đạt được kết quả như ý hoàn toàn không xảy ra.

Nguyên do là vì, niềng răng sử dụng khí cụ niềng bao gồm dây cung, mắc cài hoặc khay niềng. Chúng tạo lực kéo, siết phù hợp và liên tục để điều chỉnh vị trí răng lệch lạc. Nếu chỉ niềng hai răng cửa, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất, lực siết không đủ lớn để kéo răng. Trường hợp thứ hai, gây ra tình trạng thưa, hở kẽ với răng số 2, liền kề răng cửa.

Không thể niềng 2 răng cửa thưa mà phải niềng cả hàm

Không thể niềng 2 răng cửa thưa mà phải niềng cả hàm

Không bác sĩ có chuyên môn nào khuyến khích hay tư vấn cho bạn niềng riêng lẻ hai răng cửa để loại bỏ tình trạng thưa, hở kẽ ở răng. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin lời quảng cáo và những hình ảnh trên mạng mà không kiểm chứng thông tin. Hãy tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có y đức để được thăm khám và tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp với tình trạng răng miệng hiện tại của bạn.

3. Quy trình niềng răng cửa thưa

Quy trình niềng răng cửa thưa được thực hiện gần giống như với các tình trạng răng miệng lệch lạc khác. Cụ thể như sau:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng miệng hiện tại của bệnh nhân bằng các biện pháp chuyên khoa. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng để tư vấn phương pháp niềng phù hợp. Nếu bạn gặp phải các vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng… Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý đó trước khi niềng răng để đảm bảo quá trình niềng đạt hiệu quả nhất định.

Bước 2: Lấy dấu răng để thiết kế niềng răng chuẩn theo kích cỡ, hình dáng và tình trạng răng của từng người.

Bước 3: Chế tác niềng răng phù hợp với từng bệnh nhân để tiến hành công đoạn niềng sắp tới.

Bước 4: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gắn mắc cài, dây cung lên răng. Sau khi gắn xong, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại dây cung để đảm bảo lực siết vừa phải, không khiến người niềng bị đau nhức.

Bước 5: Hẹn bệnh nhân tái khám định kỳ để điều chỉnh dây cung giúp siết răng về đúng vị trí mong muốn.

Bước 6: Kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định đeo hàm duy trì theo từng trường hợp cụ thể để ổn định hình dáng răng.

Quy trình niềng răng chuyên nghiệp được thực hiện tại Thu Cúc TCI

Quy trình niềng răng chuyên nghiệp được thực hiện tại Thu Cúc TCI

4. Niềng răng cửa mất bao lâu?

Thời gian niềng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng miệng, độ tuổi, phương pháp niềng…

Nếu như tình trạng răng miệng tốt, không mắc bệnh lý, khoảng cách thưa không quá lớn thì thời gian niềng có thể kéo dài trong khoảng từ 6-12 tháng. Trong trường hợp răng lệch lạc quá lớn, thời gian có thể kéo dài lên tới 36 tháng.

Bên cạnh đó, độ tuổi từ 12-35 được khuyến khích nên đi niềng răng sớm để đạt hiệu quả tốt nhất. Người trưởng thành cung răng chắc chắn khiến thời gian niềng kéo dài hơn so với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cung hàm.

Ngoài ra, các phương pháp niềng khác nhau cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình niềng răng cửa thưa. Theo đó, các phương pháp niềng bằng mắc cài truyền thống, mắc cài tự buộc được khuyến khích hơn cả với những ai mong muốn niềng nhanh, hiệu quả cao do dây cung tạo nên lực siết thích hợp. Còn với phương pháp niềng trong suốt, thời gian niềng có thể kéo dài và chỉ thích hợp với những người có hàm răng không quá lệch lạc nhưng lại đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình niềng.

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng răng miệng của từng người

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng răng miệng của từng người

Như vậy có thể thấy, tình trạng răng cửa thưa không chỉ ảnh hưởng tới chức năng nhai mà còn khiến cho nhiều người cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, không thể chỉ niềng 2 răng cửa thưa mà cần phải niềng cả hàm để đạt được hiệu quả tốt. Thu Cúc TCI khuyến khích bạn nên tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết hơn, giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital