GIẢI ĐÁP: Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không, cách điều trị bệnh như thế nào, những thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về viêm tai giữa

Viêm tai giữa là trạng thái tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do virus, vi khuẩn sinh sôi ở tai hoặc các yếu tố bên ngoài môi trường tác động. Viêm tai giữa có 2 dạng là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Trong đó, viêm tai giữa cấp là dạng phổ biến hơn, bệnh thường gây ảnh hưởng đến tai giữa và màng nhĩ, nếu các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm sẽ khiến cho dịch chảy liên tục gây thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kèm theo sự có mặt của dịch tiết ở bên trong hòm tai, dịch bị ứ phía sau một màng tai không bị thủng. Bệnh thường phát triển âm thầm mà không có triệu chứng rõ rệt, thay vào đó, dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là giảm thính lực.

Viêm tai giữa là trạng thái tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do tác nhân chính là vi khuẩn, virus gây nên

Viêm tai giữa là trạng thái tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do tác nhân chính là vi khuẩn, virus gây nên

2. Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Bố mẹ có thể nhận biết viêm tai giữa ở trẻ thông qua một số dấu hiệu như:

– Trẻ sốt cao, có thể sốt tới 39 độ C.

– Trẻ đau, nhức tai

Đau, nhức tai được xem là biểu hiện phổ biến nhất của viêm tai giữa. Tuy vậy, với biểu hiện này thì việc phát hiện là rất khó bởi lỗ tai của trẻ thường nhỏ và hẹp. Do vậy, để có thể xác định chắc chắn thì phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Rối loạn tiêu hóa

Thường đi kèm một số triệu chứng như: Đi ngoài ra phân lỏng, có đờm, dịch

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý đến một số biểu hiện khác có thể gặp ở trẻ khi bị viêm tai giữa đó là: Quấy khóc liên tục, tai chảy mủ, hay lấy tai dụi vào tay, đau đầu, đau tai, suy giảm thính lực, trẻ trở nên kém phản ứng với âm thanh…

3. Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm hay không?

Nhìn chung, viêm tai giữa không gây nguy hiểm nếu như được điều trị kịp thời và đúng cách. Trái lại, nếu như chủ quan không điều trị sớm, viêm tai giữa có thể trở thành mạn tính gây nhiều biến chứng như:

– Suy giảm thính giác

Thông thường, tình trạng mất thính lực nhẹ có thể xuất hiện và sẽ tự biến mất khi trẻ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu như viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần, hoặc xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng tai nặng có mủ ở trong tai giữa, lúc này sẽ dẫn đến mất thính lực nghiêm trọng, gây tổn thương màng nhĩ. Nghiêm trọng hơn trẻ có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.

– Chậm nói hoặc chậm phát triển

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi khi bị viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bên cạnh đó, kỹ năng nói, giao tiếp và phát triển của trẻ cũng có khả năng bị ảnh hưởng.

– Viêm não hoặc màng não

Nếu các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô lân cận gây nhiễm trùng xương chũm. Hiện tượng này còn được gọi là viêm xương chũm, viêm xương chũm có thể khiến xương bị tổn thương và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Bên cạnh đó, viêm tai giữa nếu như xuất hiện biểu hiện nhiễm trùng cũng có thể lây lan sang các mô khác trong hộp sọ, bao gồm não hoặc các màng bao quanh não gây viêm màng não.

Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

4. Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Ở hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa có thể biến mất trong khoảng vài ngày nếu như được điều trị đúng cách. Hiện nay, phương pháp điều trị viêm tai giữa chủ yếu là sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng.

Với điều trị ngoại khoa, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc kháng phù nề hoặc thuốc nhỏ. Tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ mắc bệnh sẽ có phương án điều trị khác nhau.

Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ sốt hơn 38,5 độ C có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol. Phụ huynh cần lưu ý chườm ấm cho trẻ đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp trẻ nhanh hạ sốt.

Ngoài ra, một số trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh có tác dụng và liều lượng mạnh hơn như:

– Đã sử dụng thuốc theo chỉ định nhưng các triệu chứng viêm tai giữa không được cải thiện

– Trẻ đã có tiền sử dị ứng với amoxicillin

– Trẻ dùng kháng sinh amoxicillin nhưng thuốc không có tác dụng

Các phương pháp kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, để có phương hướng điều trị phù hợp, phụ huynh cần đưa con đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.

5. Một số biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ em có thể được phòng ngừa bằng một số biện pháp như:

– Luôn chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết lạnh

– Cho trẻ bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng. Khi bú sữa bình, để tránh cho sữa đổ và chảy vào tai trẻ, mẹ cần cho trẻ bú ở tư thế ngồi

– Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại như: Khói, bụi, khói thuốc lá…

– Tiêm vắc xin ngừa phế cầu giúp trẻ giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa và các bệnh hô hấp khác

Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bậc phụ huynh đã được giải đáp thắc mắc trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không đồng thời nắm được những kiến thức hữu ích về phòng và điều trị bệnh.

Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Nếu như phụ huynh muốn tìm kiếm một địa chỉ uy tín, chất lượng để chăm sóc sức khỏe con yêu, tin rằng Khoa Nhi của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ khám Nhi uy tín. Tại đây, con yêu sẽ được đích thân các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực Nhi khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc thăm khám. Ngoài ra, khoa Nhi còn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất bằng việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu thăm khám mọi lứa tuổi.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital