Giải đáp thắc mắc: Khám thai 12 tuần, mẹ bầu cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai 12 tuần là mốc quan trọng của thai kỳ. Đây là thời điểm bác sĩ có thể phát hiện chính xác tuổi thai, ngày dự sinh cũng như làm các xét nghiệm tầm soát dị tật của thai nhi. Vậy khám thai tuần 12 mẹ bầu cần lưu ý những gì?

1. Sự phát triển vượt bậc của thai nhi 12 tuần tuổi

Ở tuần thứ 12 của thai nhi, thai nhi đã có sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng. Thai nhi ở giai đoạn này có kích thước từ 3-5cm và nặng khoảng hơn 28gr.

Các bộ phận quan trọng của cơ thể như: đầu, thận, gan, tim đã hoàn thành. Đặc biệt, xương sống cũng đã hình thành rõ rệt và ống thần kinh cột sống cũng đã bắt đầu căng ra từ tủy.

Bên cạnh đó, thai nhi tuần 12 cũng đã có phản xạ đầu tiên như: đá chân, nằm, buông tay, nuốt…mà mẹ và bác sĩ có thể quan sát được qua kết quả siêu âm.

Ở thời điểm này, ruột của trẻ cũng đã phát triển nhanh, nhô vào dây rốn và di chuyển vào khoang ổ bụng.

Thận ở tuần thai này cũng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu. Trong khi đó, các tế bào thần kinh khác cũng đang tăng nhanh vượt trội, khớp nối thần kinh cũng hình thành mạnh mẽ trong não của trẻ.

Khuôn mặt của bé cũng dẫn rõ nét: mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau ở phía trước thay vì nằm cách xa nhau như những tuần trước đó…

Ở tuần thứ 12 của thai nhi, thai nhi đã có sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng

Ở tuần thứ 12 của thai nhi, thai nhi đã có sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng

2. Khám thai 12 tuần là khám những gì?

2.1 Khám thai 12 tuần – thời điểm vàng siêu âm độ mờ da gáy

Thai nhi được 12 tuần tuổi được xem là thời điểm vàng để bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy nhằm đánh giá, tầm soát những dấu hiệu bất thường của các nhiễm sắc thể nguy hiểm dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ở trẻ như: Bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…

Khi kết quả siêu âm ở tuần 12, trẻ có có độ mờ da gáy dày hơn 3mm thì khả năng mắc các bệnh lý kể trên sẽ cao đến 80%. Khi có nghi ngờ, mẹ bầu cũng sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán và đưa ra kết quả chính xác.

2.2 Xét nghiệm NIPT – Giải pháp giúp sàng lọc dị tật thai nhi

Nipt là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, giúp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có nguy cơ mắc phải. Kết quả sàng lọc của Nipt chính xác lên tới 99.9%. Do đó, đây là phương pháp được đánh giá cao và được chỉ định cho các mẹ bầu có nguy cơ thai nhi bị dị tật cao.

2.3 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm bắt buộc với các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Tùy vào từng mốc thai mà mà bầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu phù hợp.

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thể đánh giá được chức năng của gan và thận, chẩn đoán tiểu đường và rối loạn dung nạp Glucose.

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu ở mốc khám thai 12 tuần cũng sẽ giúp bác sĩ xác định nhóm máu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mẹ. Những mẹ bầu có nhóm máu RH- cần đặc biệt chú ý và tiêm phòng Globulin miễn dịch RH.

Đặc biệt, xét nghiệm máu khi mang thai cũng cho biết chính xác mẹ bầu có mắc các bệnh về truyền nhiễm như: AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B, C…

2.4 Xét nghiệm nước tiểu trong khám thai 12 tuần

Cũng giống như việc xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là xét nghiệm cần thiết và bắt buộc trong mỗi lần đi khám thai. Việc xét nghiệm nước tiểu ở mỗi lần khám thai sẽ giúp bác sẽ phát hiện một số rối loạn như: nhiễm trùng đường tiểu, những vấn đề về thận và bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm bắt buộc với các mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Xét nghiệm máu là xét nghiệm bắt buộc với các mẹ bầu trong suốt thai kỳ

3. Khám thai 12 tuần cần chú ý những chỉ số nào?

Cơ thể thai nhi ở tuần 12 đã có sư phát triển và thay đổi vượt bậc. Sau đây là những thông số quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý khi đi khám thai ở mốc 12 tuần:

3.1 Nắm được ngày dự kiến sinh chính xác

Ngày dự kiến sinh là thông tin cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Khi nắm được thông tin bao nhiêu tuần, cân nặng, kích thước, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của thai nhi có vấn đề gì không và từ đó có thể dự đoán được ngày bé chào đời an toàn.

3.2 Số lượng thai là bao nhiêu?

Qua siêu âm, số lượng bánh nhau là yếu tố quan trọng để giúp bác sĩ đánh giá mẹ có nguy cơ đa thai. Mặc khác, sau khoảng thời gian 12 tuần, việc xác định số lượng bánh nhau đôi khi cũng thiếu chính xác.

3.3  Đánh giá cấu trúc giải phẫu của thai

Siêu âm thai hoàn toàn có thể phát hiện các trường hợp dị tật thai nhi trong giai đoạn này. Đặc biệt, bác sĩ có thể đánh giá trẻ có nguy cơ mắc bệnh lý tim bẩm sinh từ rất sớm. Do đó, bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên thực hiện siêu âm sớm trong khoảng thời gian từ 12 đến 13 tuần. Việc siêu âm quá sớm thì khả năng sàng lọc dị tật thai càng không chính xác.

Bên cạnh đó, việc khám thai 12 tuần tuổi con giúp mẹ bầu sàng lọc được nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác như: tuyến giáp, tan huyết bẩm sinh, đái tháo đường…từ đó giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe của thai kỳ một cách hiệu quả và toàn diện nhất.

Khám thai tuần 12 giúp mẹ bầu nắm được ngày dự kiến sinh chính xác, số lượng thai, cấu trúc giải phẫu của thai

Khám thai tuần 12 giúp mẹ bầu nắm được ngày dự kiến sinh chính xác, số lượng thai, cấu trúc giải phẫu của thai

4. Những thắc mắc khi đi khám thai 12 tuần

4.1 Khám thai mốc tuần 12 tuổi có chính xác không?

Thai nhi 12 tuần về cơ bản đã có sự phát triển vượt bậc hơn những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu thắc mắc là khám thai tuần 12 có chính xác hay không? Mặc dù thai nhi tuần 12 còn khá nhỏ, tuy nhiên với sự phát triển và hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, thai nhi 12 tuần vẫn đủ điều kiện để bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm quan trọng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của  mẹ bầu và trẻ.

4.2 Thời gian khám thai tuần 12 kéo dài bao lâu?

Khám thai thời gian bao lâu là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu, tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai kỳ mà thời gian khám thai của  mỗi mẹ bầu là khác nhau. Tuy nhiêm, trung bình thời gian khám thai sẽ kéo dài khoảng 30 phút -45 phút. Để việc khám thai được chính xác và diễn ra nhanh chóng, tốt nhất bạn nên dành thời gian cho việc đi khám thai và nên chủ động đặt lịch hẹn trước để quá trình khám được diễn ra thuận lợi.

4.3 Khám thai 12 tuần thứ có cần phải nhịn ăn?

Với vấn đề này, bác sĩ Sản khoa khuyến cáo mẹ bầu  nên nhịn ăn. Bởi lẽ ở tuần 12 mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm máu: Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test, đường huyết…

Việc ăn trước khi xét nghiệm có thể khiến chỉ số đường huyết của mẹ tăng cao bất thường và không chính xác.

Do vậy, khi đi khám thai tuần 12, mẹ bầu tốt nhất trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không nên ăn gì. Sau khi lấy máu, mẹ có thể ăn ngay để tránh bị tụt đường huyết và ảnh hưởng tới sức khỏe.

khi đi khám thai tuần 12, mẹ bầu tốt nhất trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không nên ăn gì.

khi đi khám thai tuần 12, mẹ bầu tốt nhất trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm, mẹ bầu không nên ăn gì.

Khám thai 12 tuần là mốc khám quan trọng giúp mẹ bầu nắm được tình trạng sức khỏe và đánh giá được nguy cơ dị tật bẩm sinh của con. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chủ động ghi nhớ lịch khám thai trong những mốc khám tiếp theo để đảm bảo cho con sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital