Giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tham vấn bác sĩ

Mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh chân tay miệng ở trẻ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ bạn đọc nên tham khảo.

Triệu chứng trẻ bị chân tay miệng

Khi trẻ bị chân tay miệng thường có các dấu hiệu như:

Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ cần phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

 

Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Trẻ bị chân tay miệng thường sốt mấy ngày?

Sốt chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng. Thông thường, trẻ sẽ bị sốt từ 2 – 3 ngày, có thể sốt nhẹ đến sốt vừa, có nhiều trường hợp sốt nặng. Sau khi sốt, trẻ sẽ có các nốt ban xuất hiện trong miệng, lòng ban tay, bàn chân miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông. Nếu trẻ bị sốt cao mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Làm sao để giúp trẻ hạ sốt hiệu quả?

– Cung cấp nước và cho trẻ mặc đồ thoáng mát: Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt. Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được. Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt dưới 39 độ thì không cần sử dụng thuốc hạ sốt mà chỉ nên xử lý như trên là được.

– Chườm mát cho trẻ: Mẹ lau mình cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nên mở cửa sổ thay vì bật máy lạnh hay quạt.

Khi trẻ có dấu hiệu chân tay miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả

Khi trẻ có dấu hiệu chân tay miệng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả

– Chống co giật: Nếu trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ

– Chống bội nhiễm: Bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ phần tai, mắt, mũi và vùng họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhằm tránh bội nhiễm khuẩn đường hô hấp.

– Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sốt: Trẻ cần ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để trẻ mau chóng lấy lại sức, đồng thời bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng cho bé.

– Khi bị sốt bé vẫn có thể tắm nhưng mẹ nên chú ý là cho trẻ tắm nước ấm, không nên gội đầu và tắm trong phòng kín.

Liên hệ 1900 55 88 92 để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi trẻ có dấu hiệu chân tay miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital