HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung của chị em hiện nay. Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm đứng thứ 3 ở ung thư nữ giới, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nữ giới. Có rất nhiều cách để tầm soát ung thư cổ tử cung, trong đó xét nghiệm tầm soát HPV là 1 dạng xét nghiệm điển hình. Ở bài viết này hãy tìm hiểu kỹ hơn về loại xét nghiệm sàng lọc HPV nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về HPV
HPV là tên viết tắt của Human Papillomavirus, là một loại virus phổ biến gây u nhú ở người, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Có khoảng 100 loại HPV ảnh hưởng đến từng bộ phận của cơ thể. Khoảng 40 chủng HPV có thể gây ra các bệnh về đường sinh dục bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, cũng như trực tràng và hậu môn,…Những bệnh nhiễm trùng do virus HPV gây ra thường lây truyền qua đường tình dục hoặc qua các tiếp xúc da kề da.
1.1. Nguyên nhân nhiễm HPV
HPV là một loại virus rất dễ lây, có thể qua:
– Virus HPV lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
– Tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở của người bị nhiễm HPV.
– Sử dụng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm virus HPV.
– Mẹ bị nhiễm trong quá trình sinh có thể sẽ lây cho bé qua đường âm đạo.
Đối với ai đã từng quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn chỉ có 1 người bạn tình, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm. Triệu chứng có thể xuất hiện sau nhiều năm khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh.
Vì HPV có hơn 100 type nhưng có 14 type gây ra loại ung thư cổ tử cung. Trong đó, type 16 và type 18 là hai type có nguy cơ cao nhất.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Đa số các loại HPV đều không có các triệu trứng đối với các cá thể nhiễm bệnh.
Khi triệu chứng xảy ra, hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus trước khi nó gây ra mụn cóc. Tuy nhiên, khi xuất hiện bệnh, các dấu hiệu nhiễm HPV sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại mụn cóc chị em mắc phải. Có 3 dạng mụn cóc đó là:
– Mụn cóc sinh dục xuất hiện dưới dạng các tổn thương phẳng, các vết sưng nhỏ giống súp lơ.
– Mụn cóc thường xuất hiện dưới dạng các nốt sần, thấy gồ lên và hay xuất hiện trên bàn tay và ngón tay. Chỉ gây ảnh hưởng tới vẻ ngoài của người nhiễm, có thể khiến bạn đau đớn hoặc dễ bị thương hay chảy máu.
– Mụn cóc ở lòng bàn chân có đặc điểm cứng, sần sùi và gây đau đớn cho người bệnh.
Không phải các nốt sưng đều là mụn cóc do HPV gây nên. Vì thế, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu.
2. Xét nghiệm tầm soát HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung
2.1. Xét nghiệm tầm soát HPV là gì?
Xét nghiệm HPV là xét nghiệm giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 tuổi. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định làm 2 xét nghiệm để phát hiện virus HPV một cách chính xác là:
– Xét nghiệm Pap thường áp dụng cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21. Tế bào cổ tử cung sẽ được soi dưới kính hiển vi. Nếu nhiễm HPV sẽ thấy sự hiện diện của các tế bào rỗng.
– Xét nghiệm HPV sẽ giúp phát hiện được chủng virus HPV gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung có đang tồn tại trong cơ thể người bệnh không. Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán được tình trạng lây bệnh và chủng virus cơ thể bệnh nhân bị nhiễm.
Xét nghiệm tầm soát HPV sẽ cho ra 2 kết quả: dương tính hoặc âm tính.
– Âm tính: không đồng nghĩa với việc không có bất kỳ virus HPV nào gây nên ung thư cổ tử cung. Bởi với các phương pháp trong lâm sàng hiện nay mới chỉ phát hiện tối đa 40 chủng.
– Dương tính là cơ thể bạn đã mắc virus HPV. Dựa theo từng mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn phù hợp để kiểm tra và chữa trị.
2.2. Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát HPV
Bắt đầu từ độ tuổi 21, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó phổ biến nhất thường được áp dụng cho nữ giới từ 30 tuổi trở lên. Do đó chị em phụ nữ cần thực hiện làm xét nghiệm sàng lọc HPV càng sớm càng tốt. Bởi việc làm này mang lại rất nhiều ý nghĩa:
– Phát hiện trong cơ thể có nhiễm chủng virus HPV nào hay không.
– Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung.
– Tăng tỷ lệ điều trị bệnh, đạt hiệu quả cao.
– Phòng ngừa các rủi ro có thể đến trong tương lai.
2.3. Chỉ thực hiện xét nghiệm HPV có sàng lọc chính xác không?
Nếu chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm tầm soát HPV thì chưa thể có đánh giá chính xác 100%.
Xét nghiệm HPV thường được thực hiện cùng xét nghiệm Pap, giúp thu thập các tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra những bất thường hoặc từ đó phát hiện tế bào ung thư.
Ngoài ra, dựa theo mức độ của bệnh cũng như muốn kiểm tra kỹ hơn mức độ ung thư cổ tử cung mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm 1 số xét nghiệm khác như:
– Soi cổ tử cung bằng cách sử dụng ống kính phóng đại giúp bác sĩ có thể quan sát cổ tử cung được tốt hơn
– Sinh thiết giúp bác sĩ kiểm tra xem mẫu tế bào cổ tử cung có gây nên ung thư hay không.
Theo dõi định kỳ bằng các xét nghiệm HPV và Pap giúp bệnh nhân nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
3. Một số tips giúp chị em phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách:
– Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau khi quan hệ.
– Thực hiện xét nghiệm tầm soát HPV định kỳ hoặc 3 năm/1 lần để phát hiện sớm những dấu hiệu thay đổi bất thường.
– Tiêm vắc xin phòng vừa HPV: cách hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và những bệnh lý do virus HPV gây ra.
Tuy là một loại virus có khả năng lây nhiễm cao nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tốt. Hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Tại Hà Nội, đa số các chị em đều truyền tai nhau nhiều cơ sở y tế uy tín, trong đó có Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây có trang thiết bị công nghệ hiện đại, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, đội ngũ nhân viên y tế luôn chăm sóc tận tình tới từng khách hàng. Bên cạnh đó, TCI còn xây dựng quy trình thăm khám khoa học với đầy đủ các danh mục khám cần thiết, giúp khách hàng có một trải nghiệm hài lòng nhất.
Trên đây là thông tin chi tiết về xét nghiệm tầm soát HPV và gợi ý cho chị em địa chỉ thăm khám uy tín. Mong rằng chị em mình nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình nhé!