Bệnh trĩ không thể tự khỏi mà chỉ có thể khỏi khi được được điều trị. Bệnh nhân trĩ cần thăm khám bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ để đảm bảo việc điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao.
Menu xem nhanh:
1. Những thông tin về bệnh trĩ: Bệnh trĩ là gì, biểu hiện bệnh đem lại ra sao?
1.1. Lý giải – Trĩ hình thành do đâu?
Bệnh trĩ là tình trạng xuất hiện các khối thừa ở khu vực hậu môn, các khối này được gọi là búi trĩ. Trĩ xuất hiện là hệ quả của tình trạng giãn ra quá mức của các tĩnh mạch hậu môn- trực tràng do áp lực lớn. Mặc dù đây là một bệnh lành tính có thể chữa khỏi, nhưng các búi trĩ thò thụt luôn mang lại cho người bệnh cảm giác vướng víu và khó chịu.
Các chuyên gia và bác sĩ chữa bệnh trĩ thường đưa ra hai giả thuyết để giải thích cơ chế bệnh sinh.
Theo thuyết mạch máu, sự rối loạn và ứ trệ máu tại tĩnh mạch hậu môn do tuần hoàn không ổn định là cơ chế dẫn đến trĩ. Khi tĩnh mạch phình ra và to hơn, chúng sẽ gây ra các búi trĩ.
Theo thuyết cơ học, do áp lực lớn lên ổ bụng và hậu môn cùng với sự giãn nở cơ học quá mức ở tĩnh mạch hậu môn nên đã dẫn đến bệnh trĩ.
1.2. Biểu hiện bệnh trĩ: Tại sao bệnh trĩ lại phiền toái đến thế?
Bệnh trĩ có các biểu hiện chung là đại tiện kèm máu, các búi trĩ ngứa rát, vướng và cộm ở hậu môn. Khi bệnh nặng lên thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài (đối với trĩ nội) hoặc sưng to gây tắc nghẹt hậu môn (đối với trĩ ngoại), điều này tạo ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhất là khi đi đại tiện. Ngoài ra, khi mắc bệnh trĩ, hậu môn của bệnh nhân thường gặp tình trạng nhớp nháp chảy dịch.
Những biểu hiện này ban đầu chưa gây nhiều phiền toái, tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh nặng lên cản trở chức năng sống của con người. Đặc biệt, với đặc thù là một căn bệnh thuộc bộ phận hậu môn nên nhiều bệnh nhân ngần ngại, khó giãi bày và thường chần chừ việc thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín chuyên trị bệnh trĩ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh, bởi thăm khám chuyên khoa có vai trò đặc biệt quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
2. Tầm quan trọng của việc thăm khám chuyên khoa bệnh trĩ
2.1. Tại sao bệnh nhân cần được khám chữa bởi các bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ?
Bệnh trĩ tuy lành tính nhưng lại là căn bệnh không thể tự khỏi. Ngoài ra, bệnh cũng không thể được điều trị triệt để nếu người bệnh tự chữa bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng khoa học. Đây cũng là lý do bệnh nhân nhất định phải thăm khám chuyên khoa.
Các bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ có thể nhanh chóng xác định tình trạng bệnh nhân sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp hiệu quả, triệt để và đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, thăm khám bác sĩ giúp bệnh nhân có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc như viêm nhiễm, hoại tử,… mà việc tự chữa sai cách hoặc phản khoa học có thể gây ra.
2.2. Bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ vào thời điểm nào?
Câu trả lời là: Ngay khi phát hiện những triệu chứng, ngay cả khi chúng còn nhẹ, bệnh nhân đã cần phải đi khám bệnh.Bệnh trĩ có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện và can thiệp sớm.
Đối với trĩ còn nhẹ, các bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà và búi trĩ sẽ dần nhỏ lại, bệnh nhân không cần can thiệp phẫu thuật. Đây cũng được coi là thời điểm “vàng” trong điều trị trĩ. Trong trường hợp nếu bệnh đã nặng, bệnh nhân cũng rất cần phải đi khám để tránh các biến chứng nặng nề của bệnh.
3. Các phương pháp mổ trĩ hiện đại và hiệu quả được áp dụng hiện nay
Đối với trường hợp bệnh trĩ bước vào giai đoạn tiến triển và trở nặng, bệnh nhân trĩ sẽ được chỉ định một số phương pháp can thiệp phù hợp để loại bỏ ngay búi trĩ. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đang áp dụng các phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân như sau:
– Công nghệ Laser Diode – Tiêu trĩ không sử dụng đến dao kéo. Phương pháp này sử dụng sức mạnh của năng lượng Laser để triệt bỏ mạch nuôi trĩ và làm xẹp mô trĩ. Quá trình này hoàn toàn không đau đớn, không chảy máu, không biến chứng nên rất được người bệnh ưa chuộng và tin cậy.
– Phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn Longo: Các bác sĩ thao tác với súng Longo để loại bỏ búi trĩ, đảm bảo độ xâm lấn thấp nên rất nhẹ nhàng êm ái, hạn chế đau đớn, chảy máu, nhanh hồi phục.
– Phương pháp Milligan Morgan – Ferguson: Đây là phương pháp cổ điển, các bác sĩ sẽ cắt đơn lẻ từng búi trĩ và khâu buộc cuống búi trĩ lại. Dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng kỹ thuật này luôn được áp dụng bởi hiệu quả cao và tính triệt để.
4. Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị bệnh trĩ?
Điều trị bệnh trĩ không chỉ là thăm khám chuyên khoa mà còn là khắc phục các yếu tố gây ra bệnh. Bệnh nhân cần điều chỉnh và thay đổi lối sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp để hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất, đặc biệt là chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh nhân cần cân đối vừa đủ lượng chất đạm để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón dẫn tới bệnh trĩ.
– Tự xây dựng cho mình chế độ vận động, tập luyện hợp lý, tránh ngồi quá lâu. Ngoài ra không nên tập các bài tập quá nặng hoặc có các động tác ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn.
– Tránh việc đại tiện quá lâu hoặc rặn mạnh khi đại tiện – những thói quen này không tốt đối với bệnh nhân trĩ.
– Nên uống đủ nước mỗi ngày để tiêu hóa trơn tru, phân mềm và dễ đại tiện hơn…
Nhìn chung, bệnh trĩ điều trị khá đơn giản nếu được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên trị bệnh trĩ tại các cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra, bệnh nhân đừng quên thực hiện những lưu ý về ăn uống, vận động, điều này cũng có vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh trĩ.