Lấy dị vật trong tai ở đâu, khi nào cần hỗ trợ y khoa để lấy dị vật tai? – Đây là điều băn khoăn của rất nhiều người khi tìm hiểu về dị vật trong tai. Bởi, theo suy nghĩ chung, việc dị vật trong tai đơn giản và có thể tự xử lý nếu như dị vật chưa có ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia tai mũi họng cho biết, việc xử lý dị vật tai cần cẩn trọng để tránh những hệ lụy lâu dài có thể xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Khi nào cần khám bác sĩ khi bị dị vật tai?
1.1. Tổng quan về tai nạn dị vật trong tai
Dị vật tai là tình trạng không khó gặp trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tình trạng này dễ nhận ra bởi cảm giác của chính người bị dị vật tai hoặc hình ảnh thu nhận trực tiếp khi kiểm tra tai (ngoại trừ với các dị vật nhỏ, côn trùng nhỏ chui quá sâu vào tai trong). Dị vật trong tai khá đa dạng, mà thông thường nhất là các loại dị vật dạng hạt (đồ chơi của trẻ em, các loại hạt (hạt đậu, hạt thóc, hạt nhãn,…), các loại đá, sỏi,…) và dị vật sống (Côn trùng nhỏ chui vào tai).
Thông thường, dị vật tai sẽ không quá nghiêm trọng và có thể xử lý sớm, trực tiếp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mà người bị dị vật trong tai cần sớm đến các cơ sở y khoa để nhờ hỗ trợ.
1.2. Dị vật tai như thế nào thì cần gặp bác sĩ ngay?
Mọi tình huống không thể lấy dị vật ra đều cần nhờ đến sự can thiệp của y khoa. Trong trường hợp dị vật không nguy hiểm, không gây ra triệu chứng bất ngờ cần giải quyết luôn, người bệnh có thể dời thời gian đến khám bác sĩ, không cần ngay lập tức đến xử lý dị vật. Tuy nhiên, những trường hợp dị vật dưới đây thì cần được thăm khám với bác sĩ gấp để lấy dị vật ra ngoài càng sớm càng tốt:
– Pin cúc: Đây là loại pin dùng cho đồng hồ, đồ chơi trẻ em và nhiều đồ đạc trong nhà. Pin cúc có thể phân hủy trong cơ thể, cũng có thể bị oxy hóa và gây bỏng rát trong tai, Vì thế, nếu dị vật tai là pin cúc thì cần phải lấy ra sớm.
– Một số dị vật có khả năng phình to khi gặp môi trường ẩm. Đó là một số đồ ăn, hạt cây, bông hay hạt nở.
– Những dị vật gây đau tai hoặc gây những triệu chứng nguy hiểm như giảm thính lực, chóng mặt, chảy máu tai,…
2. Lựa chọn địa điểm lấy dị vật trong tai nên ở đâu?
2.1. Lấy dị vật không phức tạp tại các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng
Với các trường hợp dị vật thông thường, chỉ với các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng cơ bản, chúng ta có thể khám và được gắp dị vật nhanh chóng.
Trong trường hợp đơn giản, các bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ và phương pháp cần thiết để lấy dị vật trong tai như: Bơm nước để đẩy nước ấm vào ống tai để dị vật được đẩy ra theo dòng nước; dùng nhíp và phễu soi gắp dị vật; dùng giác hút hút dị vật,…
Tình huống dị vật là côn trùng sống thì cần bất hoạt côn trùng trước khi thực hiện gắp dị vật. Với trẻ em, dùng thuốc gây mê là điều cần thiết để trẻ hợp tác và bác sĩ lấy dị vật dễ dàng hơn. Nhìn chung, các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng cơ bản, hoạt động dưới sự ủy quyền và cho phép của Sở Y tế đều có thể đáp ứng những điều này. Người bệnh có thể chọn những cơ sở khang trang, có thể đặt lịch thăm khám và có dịch vụ tốt để an tâm thăm khám, tiết kiệm thời gian và có trải nghiệm chữa bệnh hiệu quả.
2.2. Một số trường hợp đặc biệt khi lấy dị vật tai
Trong một số trường hợp đặc biệt, việc xử lý dị vật trong tai cần sự phức tạp hơn. Đó là các tình huống như dị vật quá lớn ở sâu trong tai trong. Khi này, bệnh nhân cần gây mê/gây tê phù hợp để tiến hành lấy dị vật. Hiếm gặp hơn, với các dị vật đặc biệt và khó lấy, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật theo đường sau tai hoặc trong tai, mở xương thành sau ống tai để có thể lấy dị vật. Điều trị này cần được tiến hành ở phòng phẫu thuật đảm bảo, với bác sĩ chuyên môn cao, kinh nghiệm vững và cơ sở có các trang thiết bị phù hợp, đảm bảo cho cuộc phẫu thuật cũng như vấn đề hậu phẫu.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp, sau khi gắp dị vật tai, bác sĩ sẽ cân nhắc bổ sung những hình thức điều trị để giải quyết các vấn đề mà dị vật để lại như tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ, viêm tai,…
3. Dị vật ở tai có là hiện tượng nguy hiểm không?
Dị vật để lâu trong tai thường gây nên vấn đề nhiễm khuẩn. Một số dị vật có thể làm chảy máu, xước ống tai, thậm chí là thủng màng nhĩ. Nguy cơ về vấn đề viêm ống tai ngoài, nấm ống tai, viêm tai giữa cũng là những nguy hiểm mà dị vật lâu trong tai để lại. Một số dị vật tai có thể gây bỏng và ảnh hưởng đến tai cũng như sọ. Ngoài ra, tình trạng dị vật sống trong tai có thể khiến những tổn thương trong tai nhiều hơn (côn trùng cắn, cào,…).
Côn trùng làm tổ trong tai cũng để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Thêm nữa, chúng có xu hướng chui rúc vào sâu bên trong tai nên dễ gây thủng màng nhĩ và nhiều hệ lụy bệnh về tai.
Như vậy, rất nhiều trường hợp dị vật tai nguy hiểm mà người bệnh nên đề phòng. Tuy nhiên, nếu được giải quyết dị vật sớm, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm. Chính vì thế, khi xảy ra tình trạng dị vật tai, cần sớm đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được khám và gắp dị vật ra đúng cách, tránh những nguy hiểm mà dị vật có thể gây nên.
Cần nhớ rằng, lấy dị vật trong tai ở đâu cần dựa vào vấn đề dị vật và mức độ nguy hiểm của dị vật. Điều quan trọng là, nên đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp, đúng cách, trị liệu những vấn đề mà dị vật để lại cũng như phòng ngừa biến chứng mà tình trạng này có thể gây nên.