Giải đáp: Dán sứ veneer có bị hôi miệng không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa được ưa chuộng hiện nay không thể không kể đến dán sứ veneer. Phương pháp này bảo tồn răng thật tối đa, giúp mọi người có thể sở hữu nụ cười tự tin rạng ngời. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu dán sứ veneer có bị hôi miệng không? Để tìm lời giải cho thắc mắc này, hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.

1. Dán sứ veneer là gì?

Dán răng sứ veneer là phương pháp phục hình răng bằng việc gắn miếng dán sứ mỏng lên răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng với kích thước khoảng 0,3-0,5mm để tạo khoảng trống cho mặt dán sứ. Sau đó, sử dụng một loại keo đặc biệt để cố định miếng dán sứ lên bề mặt răng.

Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn cao để bề mặt dán sứ ôm khít thân răng. Sau khi dán sứ, răng sẽ được thay đổi cả về màu sắc lẫn kiểu dáng… Do đó, phương pháp này chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai gặp phải khiếm khuyết răng miệng như:

– Răng ố màu

– Răng thưa

– Răng hở kẽ

– Răng sứt mẻ

– Răng lệch lạc nhẹ

– Răng hô, móm nhẹ

– Hình dạng răng không đều..

Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng với kích thước khoảng 0,3-0,5mm để tạo khoảng trống cho mặt dán sứ

Bác sĩ sẽ tiến hành mài răng với kích thước khoảng 0,3-0,5mm để tạo khoảng trống cho mặt dán sứ

Khi giao tiếp, người đối diện bạn sẽ rất khó để phân biệt được răng dán sứ bởi vì mão sứ được chế tác tương tự như đặc trưng răng thật của từng người. Không chỉ vậy, răng thật cũng được bảo tồn gần như hoàn hảo, không cần mài răng quá nhiều, không xâm lấn làm tổn thương tủy răng.

Với những ưu điểm vượt trội cả về hiệu quả phục hình lẫn thời gian thực hiện, chi phí… dán răng sứ trở thành một trong những phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nhờ đó, mọi người có thể tự tin khi giao tiếp xã hội với nụ cười rạng ngời, hàm răng đều, thẩm mỹ.

2. Dán sứ veneer có bị hôi miệng không?

Theo các chuyên gia nha khoa, dán sứ veneer hoàn toàn không gây ra tình trạng hôi miệng và cũng không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi.

Nguyên nhân dẫn tới hôi miệng sau khi dán sứ chính có thể là do:

– Ăn những thực phẩm có mùi nồng như các loại gia vị hành tỏi ớt, cà ri…

– Vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến cao răng hình thành nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức gây hôi miệng

– Mắc các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm chân răng, sâu răng…

– Uống không đủ nước gây khô miệng hoặc người ở trong thời kỳ đặc biệt như mang thai, bệnh tật khiến hệ sinh vật trong khoang miệng bị mất cân bằng.

– Người mắc bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa khiến miệng có mùi khó chịu.

– Tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.

Dán sứ veneer có bị hôi miệng không còn tùy thuộc vào chất lượng mặt dán sứ và keo dán

Dán sứ veneer có bị hôi miệng không còn tùy thuộc vào chất lượng mặt dán sứ và keo dán

Đặc biệt, việc sử dụng mão răng sứ kém chất lượng, keo dán nha khoa kém chất lượng cũng có thể gây kích ứng răng nướu, tạo mũi hôi trong khoang miệng. Đây là lý do vì sao bạn cần tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu dán sứ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Để biết chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Nếu do mắc các bệnh lý về răng miệng, bạn cần được điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe hàm răng, ngăn chặn biến chứng. Nếu nguyên nhân là do miếng dán và keo dán kém chất lượng, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của từng người và đưa ra phác đồ xử trí phù hợp nhất.

3. Chăm sóc răng miệng bảo tồn răng sứ

Xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học không chỉ ngăn ngừa tình trạng hôi miệng mà còn giúp bảo tồn và kéo dài tuổi thọ cho răng sứ. Cho nên:

– Mỗi người cần vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày và thời điểm sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn 30 phút.

– Chải răng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có chứa flour để bảo vệ men răng.

– Vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa.

– Súc miệng thường xuyên bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng.

– Vệ sinh kỹ lưỡng dụng cụ vệ sinh răng miệng và để ở những nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây tươi để cung cấp các vitamin thiết yếu cho cơ thể.

– Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, có tính axit quá cao.

– Hạn chế ăn những thực phẩm quá dai, cứng vì chúng có thể làm răng sứ dễ bị tổn thương, sứt mẻ.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng nhiều đồ uống có gas để tránh làm hỏng men răng.

Lấy cao răng thường xuyên từ 3-6 tháng/lần theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa.

– Thăm khám răng miệng định kỳ để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như phòng và điều trị sớm bệnh lý.

Chăm sóc răng miệng khoa học không chỉ ngăn ngừa tình trạng hôi miệng mà còn giúp bảo tồn và kéo dài tuổi thọ cho răng sứ

Chăm sóc răng miệng khoa học không chỉ ngăn ngừa tình trạng hôi miệng mà còn giúp bảo tồn và kéo dài tuổi thọ cho răng sứ

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn về thắc mắc dán sứ veneer có gây hôi miệng không. Bạn muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng đừng ngại ngần liên hệ tới các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn kịp thời với bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital