Xỉn màu/ố vàng, nứt/vỡ, thưa, hình dạng không đẹp,… – những khiếm khuyết phổ biến này của răng hoàn toàn có thể được cải thiện bằng phương pháp bọc sứ. Tuổi thọ của mão sứ bọc răng có thể lên đến 20 năm hoặc thậm chí hơn, nếu bạn chăm sóc chúng đúng cách. Vậy bọc răng sứ có uống cà phê được không? Cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Sơ lược về bọc răng sứ
Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng, được áp dụng nhiều cho các trường hợp răng: Xỉn màu/ố vàng, nứt/vỡ, thưa, hình dạng không đẹp, khấp khểnh nhẹ,… Theo đó, bác sĩ sẽ mài cho răng thật nhỏ lại, sau đó chụp một mão sứ lên phần cùi răng đã mài. Sự mài phải đảm bảo sức khỏe của răng, tức là đảm bảo phần tủy răng an toàn và răng vẫn chắc chắn.
Hiện nay, có 4 loại mão sứ: Mão sứ kim loại, mão sứ titan, mão sứ kim loại quý và mão toàn sứ. Dù bạn chọn loại nào trong 4 loại này thì sau khi bọc xong, bạn cũng có một hàm răng đều chằn chặn và trắng rạng ngời. Tuy nhiên, không có gì là mãi mãi nếu con người ta không biết cách giữ gìn. Sự đẹp của răng bọc sứ cũng sẽ tàn phai nếu bạn không chú ý chăm sóc chúng.
2. Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Đây là thắc mắc điển hình trong chăm sóc răng bọc sứ. Theo chuyên gia: Cà phê là thức uống người bọc sứ nên hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt. Bới cà phê chứa nhiều Tanin (về bản chất hóa học, nó là một polyphenol), có khả năng hỗ trợ các chất tạo màu tăng cường bám lên bề mặt mão sứ, làm mão sứ ố vàng/xỉn màu nhanh chóng.
Ngoài cà phê, những đồ ăn thức uống sau bạn cũng nên dùng ít để giữ gìn vẻ đẹp nguyên bản của mão sứ:
2.1. Thức uống
Rượu vang đỏ: Có tính acid, nên uống nhiều rượu vang đỏ, mão sứ của bạn sẽ bị bào mòn, khiến bề mặt chúng trở nên thô ráp, tạo điều kiện cho các chất tạo màu dễ dàng “khu trú” tại đó.
Trà: Tương tự cà phê, trà cũng chứa Tanin. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ của trà, vẫn có cách để bạn có thể uống chúng thường xuyên một chút. Theo một nghiên cứu đáng tin cậy năm 2014: Chỉ cần thêm 2% sữa vào trà, nguy cơ răng ố vàng vì uống trà sẽ giảm đáng kể. Lý do được xác định là nhỏ trong sữa có Casein – một loại Protein.
Nước ép các loại quả mọng: Nước quả mâm xôi, việt quất, lựu và nhiều loại quả mọng khác có khả năng làm ố vàng mão sứ bởi chúng đều sẫm màu.
Nước có ga: Cũng giống như rượu vang đỏ, nước có ga cũng có tính acid, có khả năng bào mòn, gây ố vàng mão sứ.
2.2. Đồ ăn
Nước sốt cà chua: Chúng vừa sẫm màu vừa có tính acid
Nước tương và giấm balsamic: Cũng là những loại thực phẩm vừa sẫm màu vừa có tính acid
Đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả sấy, mứt…: Đường là nguyên liệu sống của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Hoạt động của chúng sẽ chuyển hóa đường thành acid. Và như các bạn đã biết, acid là tác nhân bào mòn mão sứ, khiến mão sứ ố vàng.
Thực phẩm quá cứng và dai: Đây là những loại đồ ăn không chỉ răng bọc sứ mà ngay cả răng thật cũng không nên cố chấp ăn quá nhiều. Bởi việc liên tục “thử thách” lực nhai, cắn, xé sẽ làm giảm tuổi thọ của răng.
Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Có thể kích thích cảm giác ê buốt ở răng bọc sứ.
Ngoài các loại đồ ăn thức uống phía trên, bạn cũng nên kiên quyết từ bỏ thuốc lá. Hàng ngàn hóa chất độc hại chứa trong khói thuốc vừa có hại cho răng bọc sứ vừa có hại cho toàn bộ cơ thể bạn.
3. Một số đồ ăn thức uống người bọc răng sứ nên bổ sung
Ngoài hạn chế dung nạp những đồ ăn thức uống phía trên, để răng bọc sứ bền đẹp dài lâu, bạn nên ăn uống những đồ sau:
Thực phẩm giàu canxi như nước hầm xương, cá, tôm, cua, sữa chua, các loại hạt: Chúng giúp cùi răng của bạn chắc khỏe hơn, từ đó giúp răng bọc sứ vững vàng hơn trước sự biến đồi của thời gian.
Thực phẩm mềm: Ăn thực phẩm mềm, răng bạn sẽ không phải làm việc quá sức.
Rau xanh: Chất xơ trong rau có tác dụng làm sạch răng bọc sứ rất tốt
Đạm trắng như thịt gà, cá, trứng,…: Không có màu, chúng giúp răng duy trì hiệu quả vẻ sáng ngời.
Uống nhiều nước lọc: Không màu, không Tanin, không acid, uống nước lọc răng không phải đối diện với một chút nguy cơ ố vàng/xỉn màu nào. Không những thế, uống nhiều nước lọc còn giúp bạn tăng tiết nước bọt, để rửa trôi mảng bám, làm sạch răng bọc sứ.
Như vậy, bọc răng sứ không nên uống nhiều cà phê. Hy vọng rằng với câu trả lời này, bạn sẽ giữ được một hàm răng bọc sứ bền đẹp hơn 20 năm.