Giải đáp băn khoăn liệu bệnh trĩ có nên chạy bộ

Tham vấn bác sĩ

Bệnh trĩ có nên chạy bộ là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân bị trĩ thắc mắc. Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ cùng với các bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên cùng những thông tin cần biết về căn bệnh đầy phiền toái này.

1. Những điều cần biết về bệnh trĩ: định nghĩa, phân loại và biểu hiện

1.1. Bệnh trĩ là tình trạng như thế nào?

Trĩ là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Bệnh hình thành do hiện tượng giãn ra ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Máu sau khi được đưa đến hậu môn bằng động mạch không về tim bằng tĩnh mạch hoàn toàn. Điều này gây ứ đọng khiến cho tĩnh mạch căng phồng lên. Tình trạng này kéo dài khiến cho các búi trĩ được tạo nên và sa xuống ống hậu môn.

1.2. Phân loại bệnh trĩ

Theo đặc tính búi trĩ, người ta chia bệnh trĩ thành hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ xuất hiện bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội thường nằm trong ống hậu môn, khó quan sát và nhận biết. Chỉ khi đi ngoài ra máu hoặc búi trĩ phát triển to, sa ra ngoài như trĩ ngoại thì mới có thể phát hiện.

Trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược. Bệnh dễ phát hiện hơn trĩ nội. Người bệnh có thể quan sát hoặc sờ để tìm thấy búi trĩ. Trĩ ngoại khiến người bệnh đau rát và tổn thương hơn do tiếp xúc với quần áo và ghế ngồi nhiều hơn.

Ngoài ra, khi người bệnh có búi trĩ ở cả trong và ngoài ống hậu môn, tình trạng này là trĩ hỗn hợp.

Các loại bệnh trĩ đều được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, độ 1 và 2 là mức độ nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc chỉ định. Đối với trĩ độ 3, 4 búi trĩ sưng to và quá nhiều phiền toái xảy ra, người bệnh sẽ cần các can thiệp ngoại khoa.

Bệnh trĩ có nên chạy bộ

Hình ảnh minh họa bệnh trĩ

Đặc biệt lưu ý rằng bệnh trĩ là căn bệnh không tự khỏi được, Bệnh nhân muốn điều trị triệt để thì cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.

1.3. Biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại có một số điểm khác nhau. Tuy thế chúng vẫn có các dấu hiệu nhận biết chung như đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, hậu môn sưng lên, đại tiện kèm chất dịch nhầy…Các dấu hiệu chung như sau:

– Bệnh nhân cảm thấy đau rát theo các mức độ khi đi đại tiện.

– Đi đại tiện kèm máu. Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, có thể nhìn được giấy vệ sinh sẽ có lẫn máu tươi.

bệnh trĩ có nên chạy bộ

Bệnh trĩ có dấu hiệu là đi đại tiện ra máu tươi

– Luôn thấy có cảm giác cộm ở hậu môn, các khối có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ.

– Hậu môn nhớp nháp do các dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra cảm giác khó chịu, kích ứng.

– Búi trĩ sa ra ngoài (ở trĩ nội) hoặc sưng to tắc mạch, sa nghẹt hậu môn (ở trĩ ngoại).

2. Trả lời câu hỏi: Bệnh nhân trĩ có nên chạy bộ hay không

2.1. Bệnh trĩ có nên chạy bộ?

Lời giải đáp là “Có”- Người bị bệnh trĩ vẫn có thể chạy bộ. Bệnh nhân trĩ vẫn nên tập luyện thể dục thể thao, trong đó chạy bộ không phải ngoại lệ. Chạy bộ cũng là một hình thức tập luyện, vận động cơ thể nhẹ nhàng và hiệu quả. Nhiều chuyên gia nhận định chạy bộ không làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Bệnh nhân bị trĩ nội hay trĩ ngoại, khi chạy bộ thì các động tác sẽ không gây ảnh hưởng đến bệnh.

Chạy bộ có thể đem đến những lợi ích đối với sức khỏe của người bị bệnh trĩ như sau:

– Tăng cường sức đề kháng và duy trì cân nặng mức hợp lý: phòng tránh béo phì gây áp lực đến hệ tiêu hóa, hậu môn  và trực tràng.

– Kích thích hoạt động lưu thông máu, hoạt động lưu thông máu diễn ra thuận lợi sẽ ngăn cho tình trạng tắc, giãn mạch máu ở hậu môn trực tràng. Nhờ vậy, các búi trĩ có khả năng co lại tự nhiên.

– Hỗ trợ, kích thích tăng nhu động ruột, giúp hạn chế táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị trĩ nên lựa chọn cho mình một cường độ và thời gian luyện tập phù hợp. Không nhất thiết phải theo các chế độ giống với người bình thường.

Bệnh nhân trĩ vẫn có thể chạy bộ

Bệnh nhân trĩ vẫn có thể chạy bộ

2.2. Bệnh trĩ có nên chạy bộ – chạy thế nào cho phù hợp?

Người bị bệnh trĩ cần chạy bộ như thế nào cho phù hợp? Câu trả lời là chạy bộ với tần suất hợp lý, cường độ vừa phải, nên có các quãng nghỉ trong thời gian chạy. Những điều mà bệnh nhân trĩ khi chạy bộ cần lưu ý như sau:

– Đi bộ đúng cách: gập cong các ngón chân lại bám xuống mặt đất khi đi bộ để giảm áp lực dồn ra đằng sau, ảnh hưởng đến hậu môn trực tràng. Tư thế cần giữ là thẳng lưng và buông 2 tay lỏng khi khởi động. Đặc biệt khi chạy, bạn nên co hậu môn nhẹ và hít thở đều để tuần hoàn ổn định.

– Thời gian chạy bộ: Người bệnh nên chạy trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Không nên chạy đua hay chạy địa hình. Đặc biệt, người bệnh cần khởi động trước. Có thể làm nóng người bằng cách cơ bản như xoay cổ tay, đầu gối, cổ chân… Điều này giúp cho máu lưu thông, các tĩnh mạch đang sưng phồng ở trực tràng có thể co lại

– Mặc trang phục phù hợp, tránh để tình trạng bí hơi hoặc ma sát giữa búi trĩ và vùng kín khi luyện tập. Điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc xước, rách búi trĩ gây đau đớn, chảy máu dữ dội (đối với những bệnh nhân có búi trĩ đã quá to)

– Uống nước khi chạy bộ, lưu ý không nên uống nước khi đang chạy. Ngoài ra, bệnh nhân trĩ không nên chạy nhanh – điều này khiến cho hậu môn cọ xát với búi trĩ gây đau rát, khó chịu, thậm chí trầy xước, chảy máu.

– Ngoài ra. người bệnh nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thư giãn khi chạy.

2.3. Một số bài tập khác tốt cho người bệnh trĩ

Ngoài chạy bộ, người bệnh trĩ có thể áp dụng một số bài tập khác như:

– Bài tập co thắt cơ hậu môn: tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Bài tập này khá phù hợp cho bệnh nhân bị trĩ lòi ra ngoài.

– Bài tập nâng hậu môn: giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi vận động

– Các bài tập sức khỏe nhẹ nhàng và không có ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn khác.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Bệnh trĩ có nên chạy bộ”. Ngoài tập luyện, người bệnh còn nên cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Đặc biệt, cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đạt hiệu quả cao hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital