Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thường tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ban đầu như nuốt nghẹn, đau tức ngực hay sụt cân không rõ nguyên nhân thường bị bỏ qua, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy triệu chứng bệnh ung thư thực quản là gì? Có những phương pháp thăm khám phổ biến nào? Hãy Thu Cúc TCI cùng tìm hiểu về những vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng bệnh ung thư thực quản mà bệnh nhân có thể gặp
1.1. Nuốt nghẹn – Một triệu chứng bệnh ung thư thực quản phổ biến
Nuốt nghẹn là triệu chứng thường gặp ở người mắc ung thư thực quản. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy khó nuốt khi ăn thức ăn đặc nhưng dần dần, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Khi khối u phát triển và làm hẹp lòng thực quản, ngay cả thức ăn lỏng như cháo, súp hay nước uống cũng trở thành thách thức. Đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể không thể nuốt được bất kỳ loại thực phẩm nào.
1.2. Đau tức ngực khi nuốt
Một số bệnh nhân ung thư thực quản cảm thấy đau tức vùng ngực, đặc biệt khi nuốt thức ăn đặc hoặc thậm chí uống nước. Cơn đau thường xuất hiện phía sau xương ức, sau đó có thể lan ra toàn bộ vùng ngực, lưng hoặc thượng vị. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
1.3. Nôn ói
Tình trạng nuốt nghẹn nặng có thể dẫn đến nôn ói, xảy ra trong hoặc ngay sau bữa ăn. Thức ăn bị đẩy ngược ra ngoài thường chưa kịp tiêu hóa, không lẫn dịch vị dạ dày nhưng có thể kèm theo ít máu do tổn thương thực quản. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, nôn ói có thể diễn ra thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dinh dưỡng của người bệnh.

Nôn ói là một dấu hiệu cảnh báo có thể mắc ung thư thực quản
1.4. Triệu chứng bệnh ung thư thực quản – Tăng tiết nước bọt
Khi thức ăn bị nghẽn lại tại thực quản, nước bọt không thể di chuyển xuống dạ dày như bình thường. Điều này khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy nước bọt trong miệng và phải nhổ thường xuyên hơn để tránh bị sặc hoặc khó chịu.
1.5. Ho kéo dài, ho ra máu
Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về phổi như viêm phế quản hay ung thư phổi. Người bệnh thường bị ho dai dẳng, kéo dài do lượng chất nhầy tích tụ trong thực quản. Trong một số trường hợp, ho có thể kèm theo máu do tổn thương ở niêm mạc thực quản. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm làm sạch dịch nhầy hoặc các dị vật trong thực quản.
1.6. Triệu chứng bệnh ung thư thực quản – Khàn tiếng kéo dài
Ở giai đoạn tiến xa, ung thư thực quản có thể xâm lấn dây thần kinh quặt ngược thanh quản – dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển giọng nói. Điều này khiến người bệnh bị khàn tiếng kéo dài, không cải thiện dù đã sử dụng thuốc kháng viêm hay các phương pháp điều trị thông thường.
1.7. Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau tức hoặc khó chịu ở vùng bụng trên, kèm theo cảm giác nóng rát sau xương ức. Triệu chứng ợ hơi, ợ chua cũng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là sau khi ăn. Những dấu hiệu này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc đồng thời, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm người bệnh cảm thấy khó chịu.

Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau tức hoặc khó chịu ở vùng bụng
2. Ba phương pháp thường dùng trong sàng lọc ung thư thực quản
2.1. Nội soi thực quản
Nội soi thực quản là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thực quản và dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ có gắn camera và đèn sáng, đưa qua miệng hoặc mũi để quan sát trực tiếp bên trong thực quản. Hình ảnh thu được giúp xác định chính xác vị trí, kích thước khối u hoặc bất thường trong thực quản. Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô để xét nghiệm tế bào, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp.
2.2. Xét nghiệm chỉ điểm khối u
Xét nghiệm máu để kiểm tra các chất chỉ điểm khối u như SCC, CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen có thể hỗ trợ chẩn đoán ung thư thực quản. Đặc biệt, nồng độ pepsinogen giảm có thể là dấu hiệu của viêm teo niêm mạc thực quản – một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư. Phương pháp này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện nguy cơ tái phát sau điều trị.
2.3. Sinh thiết
Sinh thiết được thực hiện khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong thực quản. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô thông qua ống nội soi và quan sát dưới kính hiển vi để phân tích. Phương pháp này giúp xác định những thay đổi bất thường trong mô có nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc xác nhận sự hiện diện của tế bào ung thư, từ đó hỗ trợ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khám phù hợp
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị uy tín trong tầm soát và phát hiện sớm ung thư thực quản. Với đội ngũ bác sĩ ung bướu giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại như nội soi NBI và MCU, chụp CT đa dãy, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u,… Thu Cúc TCI giúp chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Dịch vụ chuyên nghiệp, quy trình nhanh gọn, không chờ đợi lâu mang đến trải nghiệm thăm khám thoải mái, an tâm cho khách hàng.
Ung thư thực quản có thể tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Việc tầm soát sớm đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị kịp thời, giúp nâng cao cơ hội chữa khỏi bệnh. Đừng đợi đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy chủ động thăm khám ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.