Đừng chủ quan với hệ tiêu hóa của bạn

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm chưa được nấu chín, đồ ăn bày bán ở vỉa hè…đã gây nhiễm khuẩn đường ruột và để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Hỏng hệ tiêu hóa vì chủ quan

Cách đây hơn 1 tháng, chị Thanh Cúc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị tiêu chảy, mỗi ngày đi ngoài đến 5-7 lần. Chị không đi khám mà tự ý mua thuốc uống. Sau một thời gian không khỏi hẳn bệnh, chị đi khám thì được chẩn đoán là bị nhiễm khuẩn đường ruột, do để lâu không chữa trị nên có dấu hiệu viêm. Nếu không kiên trì điều trị, chị có thể hỏng hệ tiêu hóa.

Đừng chủ quan với hệ tiêu hóa của bạn

Các bệnh về đường tiêu hóa rất nguy hiểm nên cần được phát hiện và chữa trị sớm

Nghiêm trọng hơn là trường hợp của anh Đức Mạnh, bị chướng bụng, đau âm ỉ, đi cầu lúc táo bón, lúc tiêu chảy nhưng chủ quan cho là do rối loạn tiêu hóa nên anh không đi khám. Mẹ anh dùng bài thuốc dân gian lấy trứng gà hấp lá mơ cho anh ăn thì có đỡ nhưng cũng không hết hẳn. Đến khi đi ngoài không kiểm soát, anh đến bệnh viện xét nghiệm thì mới biết đã mắc ung thư đại trực tràng.

Tại Việt Nam, 70% dân số có nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, gần 10% người dân đã mắc các bệnh dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Hằng năm, 8.000 người tử vong vì ung thư dạ dày, 6.000 người tử vong vì ung thư đại tràng. Tuy nhiên thực tế đa số người dân vẫn chủ quan với các bệnh tiêu hóa.

Cần làm gì khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn trong đường ruột. Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn là bổ sung sữa chua chứa men vi sinh trong thực đơn hàng ngày để tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột. Hại khuẩn là một trong các tác nhân gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, táo bón, hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, trĩ…

Đừng chủ quan với hệ tiêu hóa của bạn

Người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp

Thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn người dân thường tự mua thuốc về điều trị hoặc chữa theo bài thuốc dân gian. Điều đó rất nguy hiểm vì một số bệnh về đường tiêu hóa có dấu hiệu khá giống nhau nhưng cách chữa trị lại khác nhau. Nếu uống thuốc sai, người mắc có thể “tiền mất, tật mang” khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Chính vì thế, ngay khi có những dấu hiệu không ổn của hệ tiêu hóa, người dân nên đi khám để điều trị dứt điểm. Tốt hơn, mọi người nên bảo vệ đường ruột hằng ngày bằng việc ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nhiều hoa quả, rau xanh, chất xơ…hoặc ăn sữa chua thường xuyên.

Nguồn: khám và điều trị về bệnh dạ dày

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital