Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não cực kỳ nguy hiểm và là nguyên nhân tử dẫn đến hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu và sơ cứu đúng cách để hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm các thông tin về cơn đột quỵ, dấu hiệu đột quỵ ra sao, đột quỵ sơ cứu như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của con người như thế nào?
1.1. Giải thích cơ chế đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là hiện tượng rối loạn tuần hoàn máu não dẫn đến tình trạng các tế bào não không nhận đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết khác từ máu. Điều này dẫn đến các tế bào não sẽ chết đi, dẫn đến hậu quả khôn lường thậm chí tử vong rất nhanh.
Các chuyên gia xếp đột quỵ vào hai nhóm chính như sau:
– Đột quỵ do thiếu máu: Dạng đột quỵ này phổ biến hơn, chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ. Tình trạng thiếu máu gây ra do sự tắc nghẽn động mạch, gây nên tình trạng thiếu máu lên não.
– Đột quỵ do xuất huyết não: Dạng đột quỵ này, ngược lại, là do máu quá nhiều dẫn đến thành động mạch dễ bị vỡ ra. Máu ồ ạt chảy dẫn đến tình trạng não xuất huyết, gây ra đột quỵ.
1.2. Các tác động của đột quỵ đến con người
Đột quỵ dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó nặng nhất là tử vong. Trong các trường hợp nhẹ hơn, đột quỵ gây ra các di chứng khó có thể cải thiện được.
Hầu hết các ca sống sót sau đột quỵ đều xuất hiện các di chứng như run chân tay, tê liệt, méo mặt, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực,..
Ngoài ra, một số hệ lụy mà bệnh nhân đột quỵ có thể gặp phải như: sa sút trí tuệ, sống thực vật một thời gian dài thậm chí suốt đời.
Đột quỵ cực kỳ nguy hiểm nếu không được sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự nắm được khi bị đột quỵ sơ cứu thế nào để đạt được hiệu quả cao, giữ được tính mạng cho người bệnh.
2. Sơ cứu cho người bị đột quỵ ra sao?
2.1. Đột quỵ sơ cứu như thế nào: Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột khi con người đang sinh hoạt bình thường. Các dấu hiệu thần kinh khu trú có thể kéo đến gây ra những triệu chứng giúp nhận biết đột quỵ. Các triệu chứng này có thể đạt mức tối đa khi vừa xuất hiện, vì vậy cần nắm rõ chúng để sơ cứu kịp thời:
– Đột nhiên bị méo miệng, líu lưỡi, khó nói chuyện, môi và lưỡi tê cứng lại
– Tình trạng rối loạn ngôn ngữ
– Chân tay tê cứng và không cử động được, không giữ được thăng bằng
– Hiện tượng đau đầu dữ dội, buồn nôn và rơi vào mê man
Mỗi bệnh nhân đột quỵ sẽ có một biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể nhận biết đột quỵ dựa theo quy tắc FAST (Face – Arm – Speech – Time) như sau:
– Face: mắt sụp mí một bên hay không?
– Arm: bệnh nhân có thể đưa hai tay qua đầu hay không?
– Speech: bệnh nhân có bị nói ngọng, gặp vấn đề về nói hay không?
– Time: khi ba hiện tượng trên cùng lúc diễn ra thì cần ngay lập tức gọi cấp cứu để hiệu quả giữ tính mạng cho bệnh nhân có thể cao hơn.
2.2. Đột quỵ sơ cứu như thế nào – Các bước sơ cứu
Thời gian để cứu bệnh nhân đột quỵ thường không quá dài kể từ khi khởi phát bệnh. Chính vì vậy, việc quan trọng cần làm đầu tiên khi đột quỵ đã khởi phát là gọi cấp cứu.
Trong thời gian đợi cấp cứu, có thể áp dụng các bước sơ cứu theo hướng dẫn như sau:
– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê gối vào đầu cao lên khoảng 45 độ so với mặt đất.
– Cần tháo gỡ cà vạt, khăn quàng cổ, cởi bớt cúc áo để đảm bảo trang phục thoải mái hơn
– Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần hướng dẫn hít sâu và thở đều để bình tĩnh hơn và cung cấp đủ oxy cho não. Ngoài ra có thể nói chuyện để trấn an bệnh nhân.
– Nếu bệnh nhân buồn nôn, cần giúp họ nôn được hết ra ngoài, móc đờm hoặc bất kỳ thứ gì trong miệng để tránh sặc lên chặn khí quản. Cần dùng vật cứng ngáng miệng để tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi.
– Khi bệnh nhân đã ngừng thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo đúng cách.
2.3. Những lưu ý đặc biệt khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
Khi sơ cứu đột quỵ, đặc biệt cần tránh các sai lầm sau đây để không gây nguy hiểm cho bệnh nhân:
– Không di chuyển bệnh nhân, cần để bệnh nhân nằm yên tại chỗ
– Không cho bệnh nhân ăn uống hoặc sử dụng bất kỳ thuốc gì nếu chưa được chỉ định từ bác sĩ.
– Không tự ý chữa đột quỵ bằng cách nặn máu ở ngón tay và sau dái tai bệnh nhân. Những cách này được chứng minh mà không có tác dụng gì và có thể gây trì hoãn thời gian cấp cứu.
– Không được nhỏ thuốc Adalat cho bệnh nhân – loại thuốc này sẽ gây tụt huyết áp đột ngột và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não.
3. Những biện pháp hạn chế nguy cơ bị đột quỵ “ghé thăm”
Việc bạn bị béo phì, thừa cân, thừa chất có thể gây ra các cơn đột quỵ. Ngoài ra, một số bệnh lý là hệ quả của béo phì cũng tăng nguy cơ tai biến ở người. Do vậy, việc cân bằng chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng để đề phòng đột quỵ.
Cần ghi nhớ các lưu ý sau để có thể hạn chế nguy cơ đột quỵ:
– Bổ sung thêm nhiều rau củ quả,….
– Tăng cường sử dụng thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung đạm, thay vì dùng thịt đỏ
– Bạn cần hạn chế ăn quá nhiều thức ăn chiên rán, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn vừa phải đồ ngọt, đồ ăn nhiều đường. Hãy ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước.
Ngoài ra, cần tăng cường tập thể dục vì vận động mang lại nhiều lợi ích ngăn ngừa đột quỵ. Tuần hoàn máu sẽ được lưu thông, giúp cho tim khỏe hơn nguy cơ đột quỵ thấp hơn.
Bạn nên có các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều này giúp bạn phát hiện sớm các yếu tố tiềm ẩn cho cơn đột quỵ và chủ động can thiệp vào các yếu tố này.
Bài viết vừa cung cấp cho quý độc giả những điều cần biết về đột quỵ là gì, dấu hiệu đột quỵ như thế nào, đột quỵ sơ cứu ra sao. Cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp phòng đột quỵ và sơ cứu đột quỵ để kịp thời bảo vệ bản thân và người xung quanh.