Độ tuổi thích hợp nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư đường tiêu hóa là nhóm bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tỷ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Vậy khi nào thì nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa để ngăn chặn và dự phòng rủi ro bệnh tật? Cùng xem ngay nhé

1. Ngăn chặn 3 bệnh lý nguy hiểm nhờ tầm soát ung thư đường tiêu hóa

1.1. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là 1 dạng ung thư phổ biến ở cả 2 giới. Với khối u ác tính xuất phát từ tế bào mô của thực quản. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh đều ở giai đoạn muộn, khó điều trị khỏi hẳn bệnh.

Ung thư thực quản rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm, bởi các triệu chứng mơ hồ ban đầu. Nếu như nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, cần đi khám sàng lọc ung thư thực quản để có phương án can thiệp kịp thời:

– Nuốt nghẹn, nuốt đau

– Sút cân nhanh

– Ho kéo dài kèm theo đau họng

– Da sạm và khô hơn

– Nôn/ho ra máu…

ung thư thực quản

Ung thư thực quản là môt trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa nguy hiểm

1.2. Ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày, hội chứng trào ngược, polyp dạ dày là những tổn thương tiền ung thư. Nếu không được chữa trị triệt để, thường tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn tới ung thư dạ dày.

Một số thói quen chủ quan làm tăng nguy cơ cho bản thân mắc ung thư đó là

– Lạm dụng thuốc lá, rượu bia

– Thường xuyên ăn thịt hun khói, các sản phẩm có nhiều muối

Tương tự như ung thư thực quản, giai đoạn đầu của ung thư dạ dày khó nhận biết bởi biểu hiện gây nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Bao gồm các triệu chứng:

– Đầy hơi, ợ nóng,

– Ăn không ngon hay luôn thấy khó tiêu sau khi ăn,…

Nếu chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng nhỏ trên thì rất có thể ung thư dạ dày sẽ tìm đến và tấn công trong tương lai. Tất nhiên là ung thư dạ dày tiến triển từ từ – đây là lí do bạn thường “tặc lưỡi” bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

1.3. Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng thường mắc ở những đối tượng sau:

– Người cao tuổi

– Người có thói quen ăn nhiều dầu mỡ và ít chất xơ

– Người “nghiện” hút thuốc lá

– Người từng chẩn đoán có xuất hiện polyp đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết

– Người sống trong gia đình từng có người thân mắc ung thư đại tràng.

Ung thư đại trực tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được kiểm tra và phát hiện khi bệnh mới khởi phát. Từ đó có phác đồ điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển của ung thư sang các giai đoạn nguy hiểm. Duy trì tầm soát ung thư hàng năm sẽ là cách bảo vệ sức khỏe khỏi những rủi ro bệnh tật.

ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn khởi phát

2. Khi nào nên thực hiện khám sàng lọc ung thư đường tiêu hóa

Độ tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư đường tiêu hóa là 40-45 tuổi. Tuy nhiên, xu hướng mắc ung thư đường tiêu hóa ngày càng trẻ hóa nên khi bước sang 30 tuổi, bạn có thể bắt đầu sàng lọc ung thư.

Đặc biệt, các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư đường tiêu hóa thì cần chủ động kiểm tra, sàng lọc sớm.

tầm soát ung thư đường tiêu hóa khi nào

Độ tuổi ngoài 30 nên chủ động đi tầm soát ung thư

3. Các phương pháp sàng lọc chuyên sâu về ung thư đường tiêu hóa

3.1. Phương pháp tầm soát ung thư thực quản, dạ dày

Đối với sàng lọc ung thư thực quản – dạ dày, phương pháp nội soi là phương pháp thiết yếu và có độ chính xác cao. Nội soi cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc ống tiêu hóa, phát hiện các tổn thương tiền ung thư như viêm teo, loạn sản, polyp… bằng ống soi có gắn camera.

Ngoài nội soi, bạn cũng sẽ thực hiện các phương pháp tầm soát khác. Đó là chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang. Kết quả của phương pháp tầm soát này sẽ được kết hợp với xét nghiệm máu và khám lâm sàng, nội soi để chắc chắn chẩn đoán cuối cùng.

3.2. Phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng

Với ung thư đại trực tràng, phương pháp nội soi vẫn được áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Đồng thời, nếu phát hiện các polyp ác tính, bác sĩ có thể trực tiếp loại bỏ ngay trong quá trình nội soi.

Bên cạnh đó, một số phương pháp khác cũng được áp dụng trong sàng lọc ung thư đại trực tràng đó là:

– Xét nghiệm định lượng CEA, tìm máu ẩn trong phân.

Chụp cắt lớp vi tính.

nội soi dạ dày

Nội soi là phương pháp sàng lọc ung thư đường tiêu hóa chuyên sâu có tính chính xác cao

Kết quả sàng lọc ung thư đường tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có một kết quả chính xác nhất, bạn nên lựa chọn khám tại các cơ sở y tế uy tín, được đánh giá cao. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo qua Thu Cúc – TCI. Đây là địa chỉ tầm soát ung thư tin cậy của rất nhiều người dân thủ đô cũng như các tỉnh lân cận. Ở Thu Cúc TCI có các gói tầm soát ung thư đường tiêu hóa cho bạn lựa chọn với mức chi phí tiết kiệm. Với quy trình thăm khám khép kín, trực tiếp khám bởi các bác sĩ có chuyên môn cao,..sẽ giúp bạn có một trải nghiệm sàng lọc ung thư hài lòng và an tâm.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khi nào là thích hợp để tầm soát ung thư đường tiêu hóa rồi nhé. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe trước khi ung thư tìm tới và gõ cửa sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital