Điều trị ung thư tuyến giáp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư tại Việt Nam. Bệnh có tiên lượng tốt thậm chí ngay cả khi được chẩn đoán muộn. Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và bác sĩ giỏi giúp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả.

Theo nghiên cứu, ung thư tuyến giáp được chia thành 4 loại: ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm 70-80%); ung thư tuyến giáp thể nang (chiếm 10-15%); ung thư tuyến giáp thể tủy (chiếm 5-10%); ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (chiếm tỷ lệ dưới 2%).

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư tại Việt Nam.

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư tại Việt Nam.

Tùy vào từng loại ung thư tuyến giáp cụ thể mà có biện pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang:

  • Phẫu thuật: Đối với 2 thể này người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. Tùy theo kích thước, vị trí, tình trạng di căn của khối u, phẫu thuật có thể tiến hành cắt thùy giáp trạng, cắt tuyến giáp toàn phần hoặc cắt tuyến giáp bán phần. Trong trường hợp hạch cổ đã di căn thì bác sĩ có thể chỉ định vét hạch tại chỗ để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • I-ốt phóng xạ: Một vài trường hợp người bệnh sau khi phẫu thuật có thể được chỉ định áp dụng thêm phương pháp i-ốt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp (TSH): Đây là phương pháp giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn lại.
  • Xạ trị: Áp dụng trong trường hợp bệnh di căn xa, ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc còn sót lại tế bào ác tính sau khi phẫu thuật.

Đối với ung thư tuyến giáp thể tủy

  • Phẫu thuật: Ung thư thể tủy thường có di căn hạch ở giai đoạn sớm, nên tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần kèm theo vét hạch.
Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp

Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp

Đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa không thể phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Bệnh thường được điều trị bằng hóa trị hoặc kết hợp với xạ trị.

Tiên lượng bệnh theo từng giai đoạn

Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn I: Khối u có kích thước nhỏ dưới 2cm và không lây lan sang các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống ở giai đoạn này là gần 100%
  • Giai đoạn II: Kích thước khối u phát triển to ra từ 2-4cm và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư giai đoạn II là 98-100%
  • Giai đoạn III: Khối u lớn hơn 4 cm và đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết ở cổ. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 71-93%.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã vượt ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn xa. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50% (tùy thuộc vào từng loại bệnh cụ thể).

Tìm hiểu chi tiết nhất về: Ung thư tuyến giáp

Các tác dụng phụ của điều trị ung thư tuyến giáp

Tác dụng phụ của điều trị ung thư tuyến giáp

Điều trị ung thư tuyến giáp có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng hầu hết đều là tạm thời.

Sau phẫu thuật: việc loại bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các hạch bạch huyết sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi và bị đau nhức ở cổ, vai sau phẫu thuật vài ngày. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số bài tập để giảm sự căng cứng ở cổ. Người bệnh có thể ăn uống bình thường sau phẫu thuật. Riêng với bệnh nhân cắt toàn bộ tuyến giáp thì cần ở lại viện trong vòng 24h và sau 10 ngày thì có thể trở lại hoạt động bình thường.

Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp: phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp sẽ ảnh hưởng tới các hormone tuyến giáp, và nếu như cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh phải sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp tự nhiên. Sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới chuột rút, nhịp tim nhanh, cảm thấy nóng và đổ mồ hôi. Nếu sử dụng quá ít, bệnh nhân có thể thấy lạnh. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm máu và điều chỉnh cho phù hợp.

Điều trị Iodine phóng xạ: Tác dụng phụ bao gồm đau cổ, khô miệng, dễ sâu răng, miệng nhạy cảm, tuyến nước bọt sưng to và đau, khô mắt. Khi đó, người bệnh nên dùng gel xịt cho miệng bớt khô, chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, tránh dùng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có vị cay nồng, chứa cồn. Các tác dụng phụ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Ưu điểm khi điều trị ung thư tuyến giáp tại bệnh viện Thu Cúc

  • Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, từng có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả.
  • Đặc biệt, bệnh viện có hợp tác chuyên môn với các bác sĩ giỏi đến từ Singapore như TS. BS Lim Hong Liang – nổi tiếng trong điều trị ung thư phổi và các bệnh ung thư đầu-mặt-cổ. Bác sĩ sẽ trực tiếp hội chẩn và tư vấn điều trị bệnh, giúp làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cao.
  • Bệnh viện có đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại sẽ hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
  • Hệ thống phòng bệnh khang trang, sạch sẽ, điều dưỡng viên chăm sóc chu đáo, tận tình… sẽ mang lại sự thoải mái cho người bệnh.
  • Bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế giúp hỗ trợ chi phí điều trị bệnh cho người bệnh.

Để đặt lịch điều trị ung thư tuyến giáp tại bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn thêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital