Điều trị sùi mào gà như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Điều trị sùi mào gà nhằm mục đích giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới độc giả các phương pháp điều trị sùi mào gà cụ thể.

1. Sùi mào gà và các triệu chứng

Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội phổ biến do virus HPV gây nên. Sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục thiếu an toàn; tiếp xúc qua các vết thương hở hoặc sử dung chung đồ cá nhân… với người bị bệnh. Thời gian ủ bệnh 3 tuần đến 8 tháng kể từ khi nhiễm virus HPV mới xuất hiện triệu chứng nốt sùi, chủ yếu ở vùng sinh dục.

tham khảo: dương tính HPV cần làm gì

điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà do virus HPV gây nên

2. Triệu chứng sùi mào gà ở nam giới và nữ giới khác nhau

2.1. Nam giới:

  • Bề mặt các nốt sùi mào gà ẩm ướt, ấn vào thấy có mủ chảy ra, dễ bị chảy máu, tổn thương.
  • Mụn mọc đơn lẻ, nhô cao như những nhú gai, màu hồng, có chân hoặc cuống, không có cảm giác ngứa ngáy, đau hay khó chịu trên thân dương vật.
  • Nốt sùi mào gà có thể lan ra xung quanh cơ quan sinh dục như vùng dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, bên trong lỗ hậu môn, lỗ sáo, bao quy đầu, các nếp gấp bẹn…

2.2. Nữ giới:

điều trị sùi mào gà

Ở nữ giới, xuất hiện các u nhú màu hồng ở môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn…

  • Môi lớn, môi bé, âm đạo, khu vực âm hộ, quanh lỗ hậu môn, lỗ tiểu, tầng sinh môn, màng trinh, cổ tử cung… xuất hiện các u nhú màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm. Chúng mọc tập trung thành mảng lớn trông như súp lơ, không gây đau hay ngứa nhưng dễ bị chảy máu.
  • Nốt sùi mào gà dễ bị vỡ gây chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương khi quan hệ tình dục

3. Điều trị sùi mào gà thế nào?

Sùi mào gà hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không triệu chứng. Để đối phó với các nốt sùi, các biện pháp hiện tại chỉ là điều trị triệu chứng.

điều trị sùi mào gà

Bệnh nhân sùi mào gà thường được chỉ định một số loại thuốc

  • Dùng thuốc: nốt sùi mào gà còn nhỏ, độc lập và mọc ở khu vực bên ngoài người bệnh có thể điều trị bằng cách chấm các dung dịch như acid Trichloaxetic 80-90%, dung dịch Podophyllotoxine 20-25% hoặc Imiquimod 5% trực tiếp lên vết thương định kỳ.
  • Các biện pháp vật lý như đốt lạnh nitơ lỏng, đốt điện, đốt laser CO2…
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo khối sùi mào gà được sử dụng trong trường hợp sùi lớn và lan tỏa.

Sùi mào gà dễ tái đi tái lại, không thể khỏi dứt điểm. Nhiều người bị tái lại sau khi điều trị 5-7 ngày, hoặc có thể lâu hơn, một vài tháng, thậm chí một vài năm sau. Nguy hiểm nhất, trong một điều kiện thuận lợi, sùi mào gà sẽ tiến triển thành ung thư dương vật ở nam giới và ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Do vậy, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tự theo dõi tại nhà và thăm khám định kỳ để xử trí kịp thời các biến chứng nếu có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital