Điểm danh những đặc điểm của sán lá gan không thể bỏ qua

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Sán lá gan là một trong số những loài ký sinh trùng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho cả động vật và con người. Bài viết sau đây sẽ khái quát về các đặc điểm sinh học của sán lá gan, bao gồm cấu trúc, đặc điểm, sinh sản, và những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Menu xem nhanh:

1. Tìm hiểu khái quát về sán lá gan

1.1 Khái niệm sán lá gan là gì?

Sán lá gan thuộc họ Fasciolidae, là một nhóm ký sinh trùng sống chủ yếu ở gan và đường mật của động vật có xương sống, đặc biệt là các loại gia súc như bò, cừu, dê và cả con người. Loài phổ biến trong nhóm này là Fasciola hepatica cùng với Fasciola gigantica. Hai loài này gây bệnh sán lá gan lớn,ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, châu Phi và khu vực Nam Mỹ.

Tại Việt Nam, miền Bắc có khí hậu phù hợp với sự phát triển của sán lá gan lớn, miền Nam thường gặp các bệnh gây ra bởi sán lá gan nhỏ.

Những dấu hiệu khi có sán lá gan kí sinh thường là đau tức vùng gan, ăn uống kém, vàng da, buồn nôn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, xơ gan… Trong đó có nhiều dấu hiệu tương đồng với viêm gan siêu vi, áp xe gan, ung thư gan…

đặc điểm của sán lá gan

Sán lá gan có nhiều biểu hiện tương đồng với các bệnh gan khác như ung thư gan

1.2 Đặc điểm về cấu tạo của sán lá gan

Sán lá là loài ký sinh trùng thân dẹp như chiếc lá, không phân đoạn và dài từ vài mm đến vài cm. Chúng có đĩa hút ở bụng hoặc miệng, từ đó bám vào cơ quan ký chủ chặt chẽ.

Loài ký sinh trùng này cũng có miệng để tiêu hóa, có hệ thống hầu, manh tràng, thực quản và cơ quan sinh dục(bao gồm cả đực và cái). Trong đó cơ quan sinh dục chia thành nhiều thùy tùy loài dẫn tới ống dẫn tinh và chúng cũng có noãn phòng để hình thành trứng cùng tử cung để chứa trứng.

Sán lá gan gồm sán lá gan nhỏ và lớn, tuy đều có hình lá cùng thân dẹt nhưng vẻ ngoài sán lá gan lớn có kích thước to hơn nhiều so với sán lá gan nhỏ:

– Sán lá gan nhỏ: trứng có nắp lồi, màu nâu sẫm, có gai nhỏ và trong trứng có phôi. Khi trưởng thành có màu đỏ nhạt dài từ 1-2cm và có đĩa hút miệng lớn, lỗ sinh dục ở trước đĩa hút bụng và tinh hoàn phân nhánh sau buồng trứng.

– Sán lá gan lớn: trứng có màu vàng nâu hình bầu dục có nắp, kích thước từ 140x80mm. Khi trưởng thành có màu xám hồng và dài từ 3-4cm, đâu nhỏ chứa đĩa hút miệng, cơ quan sinh dục đực phân nhánh sau thân, lỗ sinh dục trước đĩa hút bụng.

1.3 Tìm hiểu về đặc điểm vòng đời của sán lá gan

Sán lá gan thường sinh sống ở ống mật, trứng sán theo phân ra ngoài, nếu gặp nước thì phát triển thành ấu trùng có lông tơ. Chúng sẽ ký sinh ở ốc để phát triển thành giai đoạn ấu trùng đuôi. Số lượng ấu trùng có thể tăng lên nhiều lần đến khoảng 100.000 con ấu trùng đuôi. Sau khi tìm được ký chủ thì nó rụng đuôi và trở thành ấu trùng.

Ký chủ trung gian có thể là cá, thực vật thủy sinh, loài giáp xác… Đặc biệt, trứng của chúng có thể bài xuất ra môi trường sông, suối, ao, hồ… Con người hoặc động vật nếu uống nước lá, ăn cá sống, ăn gan động vật nhiễm mặc chưa qua chế biến, ăn sống rau mọc dưới nước… có chứa ấu trùng sán thì có thể bị ký sinh.

Vòng đời của sán lá gan dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào vật ký sinh là cơ thể người hay động vật(chó, mèo, chuột).

tìm hiểu chung về đặc điểm của sán lá gan

Nếu ăn phải những thực vật sống dưới nước chưa vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ bệnh sán lá gan

2. Tìm hiểu khái quát chung về bệnh sán lá gan

2.1 Những triệu chứng bệnh sán lá gan điển hình cần biết

Người bệnh mắc sán lá gan nhỏ thường không có triệu chứng rõ ràng và thường phát hiện tình cờ khi xét nghiệm phân. Khi số lượng sán lá gan nhiễm cực nhiều(trên 100 con), có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

– Giai đoạn khởi phát: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chán ăn, nôn mửa… kèm nổi mẩn bạch cầu ái toan

– Giai đoạn phát bệnh: đau bụng quặn, sút cân, gan to cứng, ống dẫn mật sưng, ứ mật, vàng da… Giai đoạn này có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa, suy kiệt, viêm ống tụy, tử vong…

Người bệnh mắc sán lá gan lớn khi khởi phát thường trong khoảng 2-3 tháng với những triệu chứng có thể gặp phải gồm:

– Đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau hạ sườn phải, tiêu chảy…

– Gan to, sờ đau, bạch cầu ái toan trong máu tăng từ 70-80%.

Khi sán lá gan phát triển với số lượng lớn, người bệnh có thể gặp phải biến chứng: viêm ống mật cấp, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, vàng da, dị ứng, rối loạn chức năng mật…

2.2 Chẩn đoán bệnh sán lá gan

Sán lá gan là một loại ký sinh rất trùng nguy hiểm, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến gan và hệ thống ống mật của động vật và con người. Do đó:

– Khi nghi ngờ bệnh sán lá gan nhỏ:

Người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu lâm sàng của sán lá gan, đặc biệt nếu đã ăn uống mà chưa qua chế biến kĩ, ăn gỏi cá, uống nước chưa đun sôi…

Sau khi thăm khám, đánh giá tình trạng gan, mức độ nguy hiểm của sán lá gan; bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm bạch cầu ái toan để lựa chọn phác đồ chữa trị phù hợp.

đặc điểm của sán lá gan qua xét nghiệm

Dựa trên kết quả xét nghiệm có thể đánh giá được tình trạng sán lá gan

– Khi nghi ngờ sán lá gan lớn:

Khi thấy dấu hiệu đau hạ sườn phải kết hợp nếu có thói quen ăn rau thủy sinh(xà lách xoong, rau cần, ngó sen…) thì cần khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân. Rất có thể đó là dấu hiệu bệnh sán lá gan lớn. Lúc này, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm tình trạng bạch cầu ái toan, xét nghiệm huyết thanh miễn dịch, miễn dịch hấp phụ gắn men để phát hiện kháng thể và tìm dấu vết sán lá gan.

Đồng thời, bác sĩ cũng có thể xét nghiệm phân xem có trứng sán lá gan hay không, qua đó mức độ nguy hiểm của bệnh. Lưu ý trước khi xét nghiệm phân, người bệnh không nên ăn gan bò, gan cừu trong khoảng 1 tuần.

Bên cạnh xét nghiệm phân, bác sĩ có thể chỉ định đánh giá bệnh thông qua dịch hút từ tá tràng.

2.3 Phương pháp điều trị bệnh sán lá gan ở người

Tùy vào tình trạng số lượng và ảnh hưởng của sán lá gan, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, phác đồ bằng thuốc được xem là phổ biến hàng đầu.

Đối với những trường hợp nặng như có ổ áp xe hay bội nhiễm vi trùng thì cần sử dụng kháng sinh hoặc chọc để dẫn lưu ổ mủ ra ngoài.

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về đặc điểm của sán lá gan và những thông tin liên quan đến căn bệnh ký sinh trùng nguy hiểm này. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp người bệnh có cái nhìn khách quan về cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ sán lá gan, người bệnh nên khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng hay ảnh hưởng về sau.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital