Điểm danh các cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ sơ sinh dù dù được nuôi bằng sữa ngoài hay sữa mẹ thì vẫn có nguy cơ bị đi ngoài. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và các cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài qua bài viết sau nhé!

1. Nhận biết tình trạng đi ngoài bình thường của trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa ngoài mà có cách nhận biết tình trạng đi ngoài khác nhau.

1.1. Trẻ được nuôi sữa mẹ

Nếu được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần đi ngoài mỗi ngày của trẻ thường là khoảng 8 – 10 lần. Ở những trẻ này phân thường ở trạng thái:

– Mềm hoặc lỏng

– Ít có hạt trắng hay sủi bọt

– Màu vàng, cam hoặc thi thoảng có màu xanh nhạt.

Nếu được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần đi ngoài mỗi ngày của trẻ thường là khoảng 8 – 10 lần.

Nếu được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần đi ngoài mỗi ngày của trẻ thường là khoảng 8 – 10 lần.

1.2. Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài

So với trẻ bú sữa mẹ thì trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có xu hướng đi ngoài ít hơn, chỉ khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày. Tùy vào loại sữa công thức mẹ sử dụng mà trạng thái phân của những trẻ này cũng có những đặc điểm khác nhau về màu sắc như: vàng, nâu, hoặc xanh xám… Tuy nhiên, ở trạng thái bình thường thì phân thường là khối mềm, không cứng và không lỏng.

2. Tìm hiểu các dấu hiệu chứng tỏ trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Để phát hiện kịp thời tình trạng đi ngoài của trẻ, các mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

– Số lần đại tiện trong ngày tăng lên đáng kể.

– Phân rất lỏng và nhiều nước.

– Phân có bọt, có chất nhầy hoặc thậm chí là có máu.

Đặc biệt, mẹ nhất định phải đưa bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng đi ngoài bất thường có kèm theo các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt và nôn, kéo dài hơn 12 giờ.

– Cơ thể suy nhược, yếu ớt, có dấu hiệu mất nước (như khóc không có nước mắt, môi khô, mắt trũng…)

– Phân có mùi thối, tanh hoặc như có mỡ.

– Tình trạng đi ngoài diễn biến xấu trong vòng 48 giờ.

– Trẻ bị đi ngoài khi chưa đầy 3 tháng tuổi.

Nếu phân của bé có màu hoặc mùi lạ thì mẹ không nên chủ quan.

Nếu phân của bé có màu hoặc mùi lạ thì mẹ không nên chủ quan.

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đi ngoài ở bé, nhưng những chủ yếu đều đến từ những nguyên nhân sau.

3.1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài do nhiễm khuẩn

3 tháng đầu đời, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ còn vô cùng non yếu nên rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công. Một trong những loại virus nguy hiểm, đó chính là rotavirus. Các bé khi bị loại virus này tấn công sẽ bị tiêu chảy nặng nề. Bệnh thường lây qua đồ chơi, bề mặt bàn ghế, tay nắm cửa… hoặc tất cả những nơi bé có thể chạm vào.

Rotavirú là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài.

Rotavirú là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài.

3.2. Dị ứng với sữa mẹ cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Trẻ bị dị ứng với sữa mẹ hoặc một vài thành phần có trong sữa mẹ có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài, tiêu chảy. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống của mẹ chưa phù hợp, cần điều chỉnh lại. Cụ thể là mẹ nên tránh các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng như:

– Hải sản

– Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa: sữa chua, phomai…

– Đậu phộng, đậu nành

– Các món cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ…

– Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm hết hạn, không rõ nguồn gốc…

– Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

3.3. Mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn của bé

Nếu đang cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng mẹ lại đổi ngột chuyển sang dùng sữa công thức cũng có thể khiến bé bị đi ngoài. Nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa kịp thích nghi và hấp thụ các dưỡng chất từ sữa công thức.

4. Điểm danh 3 cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Đối với trẻ sơ sinh thì đi ngoài tiêu chảy chính là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Bởi tình trạng này sẽ khiến cơ thể bé mất nước trầm trọng. Dưới đây là các cách vô cùng đơn giản, giúp chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo:

– Cho bé bú mẹ để tăng cường sức đề kháng.

– Bổ sung thêm oresol cho bé để bù nước và chất điện giải.

– Mẹ hạn chế những thực phẩm có thể gây tiêu chảy.

– Mẹ ăn thêm các thực phẩm lành tính, chống tiêu chảy như: Táo, chuối, ngũ cốc, gạo lứt, bánh mì, men tiêu hóa, lợi khuẩn… để bé bú và nhận được các chất chống tiêu chảy.

Ngoài những cách điều trị đi ngoài, tiêu chảy cho bé, mẹ cũng nên ghi nhớ một vài điều để phòng ngừa tiêu chảy cho con yêu:

– Mẹ hạn chế cho bé tiếp xúc với những người đang bị tiêu chảy, chỗ đông người để ngăn lây nhiễm virus.

– Mẹ nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc sát khuẩn tay trước khi cho bé bú hoặc pha sữa cho bé và sau khi thay tã cho bé.

– Giữ vệ sinh các vật dụng của bé như đồ chơi, bình ti, núm ti, khăn yếm, tã mới…

– Dùng nước sạch, đã đun sôi để pha sữa cho bé.

– Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối…

– Đặc biệt, chủ động phòng bệnh cho bé bằng cách cho bé uống hoặc tiêm phòng vắc xin Rota.

Tiêm phòng vắc xin Rota là một trong những biện pháp mẹ cần làm để phòng ngừa bệnh đi ngoài tiêu chả cho bé.

Tiêm phòng vắc xin Rota là một trong những biện pháp mẹ cần làm để phòng ngừa bệnh đi ngoài tiêu chả cho bé.

Trên đây là những thông tin về bệnh đi ngoài, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Hy vọng sau bài viết này, các mẹ đã hiểu hơn về bệnh, cũng như biết cách điều trị và phòng ngừa cho bé.

Chúc các mẹ thành công trong việc đẩy lùi bệnh đi ngoài, tiêu chảy cho bé và chúc bé yêu của mẹ sớm mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital