Đau tủy răng phải làm sao? Cách khắc phục nhanh chóng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đau tủy răng là tình trạng phổ biến ở người bị viêm tủy răng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng đau nhức và mức độ của viêm tủy mà sẽ có cách chữa trị phù hợp. Dưới đây là những cách hữu hiệu dễ thực hiện ngay tại nhà dành cho những người không biết đau tủy răng phải làm sao.

1. Các cách chữa đau tủy răng tại nhà

Trong mọi trường hợp đau nhức, giải pháp khắc phục đau nhức tủy tức thời tại chỗ là cách hữu hiệu để giảm bớt triệu chứng đau nhức trước khi đến nha khoa chữa trị. Và dưới đây là những mẹo hay mà được áp dụng hiệu quả:

1.1 Đau tủy răng phải làm sao? Dùng nước cốt lá chuối

Đau tủy răng phải làm sao

Đau tủy răng phải làm sao? Nhiều người khuyên nên dùng nước cốt lá chuối để giảm đau

Lá chuối được biết đến là một nguyên liệu chứa chất giảm đau, chống viêm nhiễm một cách tự nhiên nhưng rất hiệu quả cho việc chữa đau tủy răng tại nhà. Theo hướng dẫn, chỉ cần nghiền nát lá chuối non và lọc lấy nước cốt. Sau đó, người bệnh lấy khăn hoặc bông sạch chấm nước cốt đó và chấm trực tiếp lên vùng bị đau. Cơn đau tủy sẽ dịu hẳn đi sau khoảng 3 -4 phút.

1.2 Đắp hành tây giảm đau tủy

Hành tây là nguyên liệu khá quen thuộc trong chế biến món ăn tuy nhiên ít người biết rằng hành tây có khả năng sát khuẩn cao và giảm đau răng nhanh chóng. Khi bị ê nhức tủy răng, hãy thái hành tây thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau. Chỉ sau khoảng 3- 5 phút, người bệnh hoàn toàn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và không còn đau nhức ở tủy răng nữa.

1.3 Đau tủy răng nên súc miệng bằng nước cốt tỏi

Nhiều người cảm thấy khó chịu với mùi hương của tỏi sống tuy nhiên tỏi lại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Người bị đau tủy răng hoặc có các bệnh lý về răng miệng chỉ cần chịu khó súc miệng nước ép tỏi hoặc đắp tỏi lên chân răng bị bệnh thì cảm giác ê nhức sẽ nhanh chóng tan biến tức khắc.

1.4 Đau tủy răng phải làm sao? Súc miệng bằng nước trà xanh

Nếu không thể dùng nước tỏi để súc miệng, người bệnh có thể thay thế bằng nước cốt trà xanh. Trà xanh là một trong những loại thảo mộc vô cùng lành tính nhưng lại sát khuẩn tương đối cao. Các nha sĩ khuyên rằng người bị đau tủy răng nên súc miệng bằng nước trà xanh ấm với liều lượng mỗi ngày từ 2-3 lần để giảm đau nhức răng.

Đau tủy răng phải làm sao

Trà xanh là một trong những loại thảo mộc vô cùng lành tính nhưng lại sát khuẩn tương đối cao

Trên đây là những cách trị đau tủy răng đơn giản tại nhà mà nhiều người có thể áp dụng. Tuy nhiên mọi người nên biết rằng điều trị đau tủy răng tại nhà sẽ chỉ có khả năng cắt cơn đau trong một thời gian ngắn. Những phương pháp này chỉ mang tính tạm thời chứ không điều trị được tận gốc đau tủy răng do viêm nhiễm gây ra. Do đó, sau khi áp dụng những cách trên người bệnh vẫn nên đến các phòng khám để tiến hành thăm khám và điều trị tủy dứt điểm kể cả chứng đau tủy có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Chữa đau tủy răng bằng phương pháp nha khoa

2.1 Khi nào cần điều trị tủy răng tại nha khoa

Trong trường hợp, người bệnh đang ở giai đoạn viêm tủy có những cơn đau thoáng qua. Kèm theo đó là cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, bệnh nhân đến nha sĩ để thăm khám ngay. Bởi vì ở giai đoạn này, bệnh tình chưa quá nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể chỉ cần uống kháng sinh điều trị mà chưa cần chữa tủy.

Khi tủy răng bị đau do có một lỗ sâu lớn hoặc do vết gãy, vi khuẩn sẽ xâm nhập tủy làm tủy viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của các tế bào và lượng máu lưu thông từ đó làm tăng áp lực bên trong tủy và gây đau đớn. Với những người ở giai đoạn này, những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn thậm chí đau buốt tận óc và cảm thấy đau tăng khi ăn nhai hoặc khi tiếp xúc với thức ăn nóng hay lạnh. Giai đoạn này chính là cần phải điều trị tủy, loại bỏ vi khuẩn đang có và cơn đau sẽ hết dần.

Răng bị đau do viêm tủy không tự lành lại được mà cần chữa trị đúng phương pháp. Nếu không nhiễm khuẩn sẽ nhanh chóng lan rộng và tiến triển thành những ổ viêm ở chân răng. Ổ viêm này còn gọi là viêm quanh cuống răng. Khi bệnh viêm quanh cuống xảy ra thì chân răng sẽ yếu hơn đồng nghĩa việc điều trị tủy khó khăn hơn. Do đó, khi bị đau tủy răng nên đi đến nha sĩ điều trị sớm.

2.2 Quy trình điều trị đau tủy răng

2.2.1 Các bước điều trị tủy răng

Với việc điều trị đau tủy răng do viêm bao gồm những bước sau:

– Bước 1: Thăm khám lâm sàng và chụp X-quang. Điều này để đánh giá mức độ viêm nhiễm của tủy răng, chiều dài ống tủy. Đồng thời bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng xương xung quanh đó nếu có.

Bác sĩ đánh giá mức độ viêm nhiễm của tủy răng qua film chụp X-quang

Bác sĩ đánh giá mức độ viêm nhiễm của tủy răng qua film chụp X-quang

– Bước 2: Vệ sinh khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và các tác nhân khác. Điều này là để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng răng rồi mới gây tê.

– Bước 3: Đặt đế cao su ôm sát vào răng cho bệnh nhân. Việc này nhằm ngăn chặn các hóa chất khi điều trị không xâm phạm vào đường tiêu hóa.

– Bước 4: Bác sĩ thực hiện điều trị tủy. Mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy. Sau đó, tiến hành hút sạch tủy “chết” ra phía ngoài.

– Bước 5: Tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng những vật liệu chuyên dụng. Bước này được gọi là trám bít ống tủy.

2.2.2 Quá trình chăm sóc sau điều trị

Sau khi điều trị bệnh nhân có thể được phục hình bằng trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Điều này là tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của người bệnh.

Nhờ kỹ thuật nha khoa phát triển mà điều trị đau tủy răng có tỷ lệ thành công khá cao. Nếu bệnh nhân biết chăm sóc răng tốt thì răng sau khi điều trị tủy vẫn có thể tồn tại suốt đời. Ngược lại, nếu răng không thực hiện chăm sóc tốt thì sẽ dễ bị gãy, vỡ, bị vôi hoá.

Hi vọng rằng với những cách chữa đau tủy răng tại nhà an toàn và hiệu quả sẽ giúp khắc phục cơn đau răng do viêm tủy gây ra. Tuy nhiên nên nhớ rằng đây chỉ là cách mang tính chất giảm đau tạm thời, không có tác dụng làm bệnh thuyên giảm vì thế vẫn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để chữa tủy triệt để càng sớm càng tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital