Đau nửa đầu trái trước nguyên nhân do đâu?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau nửa đầu là tình trạng phổ biến, có rất nhiều người thường than phiền rằng họ hay gặp phải các cơn đau nửa đầu bên trái phía trước mà không rõ nguyên nhân. Vậy cụ thể đau nửa đầu trái trước biểu hiện như thế nào, có nguyên nhân do đâu và làm sao để giảm đau hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Đau nửa đầu là như thế nào?

Đau nửa đầu (Migraine) là chứng nhức đầu kinh niên hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện với tình trạng một bên đầu đột ngột đau nhói lên và kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày. Hội chứng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Không chỉ vậy, bệnh còn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, phổ biến nhất ở độ tuổi từ 10 – 45 tuổi. Trong đó nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nam giới. Bạn cần hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm đi các yếu tố nguy cơ và áp dụng theo một số phương pháp của bác sĩ đề ra.

Đau nửa đầu là như thế nào

Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biết là tần suất xuất hiện ở nữ giới cao hơn nam giới

2. Nguyên nhân đau nửa đầu trái trước

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau nửa đầu bên trái phía trước, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

2.1 Do áp lực

Áp lực và căng thẳng từ công việc, cuộc sống hàng ngày trong thời gian dài không chỉ làm tăng nguy cơ mắc đau đầu trái trước mà còn ảnh hưởng đến một số chức năng khác của các cơ quan trong cơ thể.

2.2 Cảm cúm

Theo thống kê, có tới hơn một nửa số bệnh nhân bị cảm cúm đều đi kèm tình trạng đau đầu trái trước. Tình trạng này cũng thường hay gặp ở những người bị xoang mạn tính.

2.3 Thay đổi thời tiết đột ngột

Có thể nói, thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa hoặc nắng nóng gay gắt thì những cơn đau nửa đầu của bạn cũng dễ đến hơn.

2.4 Thiếu máu gây đau nửa đầu trước trái

Rất nhiều người bị đau nửa đầu trước trái do tình trạng thiếu máu não gây ra. Lúc này, lượng máu ở trong cơ thể quá thấp hoặc do các mảng xơ vữa dày lên ở lòng mạch khiến tình trạng lưu thông máu lên não bị cản trở, không đủ để cung cấp oxy và dưỡng chất cho não dẫn tới tình trạng đau nhức.

2.5 Thiếu ngủ, mất ngủ

Theo các chuyên gia, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng không chỉ để giúp trí não được thư giãn và nghỉ ngơi, mà còn để lưu trữ thông tin và ký ức hàng ngày. Việc thiếu ngủ hay mất ngủ sẽ làm rối loạn chức năng não bộ, gây ra tình trạng đau nhức đầu.

2.6 Sử dụng chất kích thích

Cơn đau nửa đầu có thể xuất hiện khi người bệnh sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… Không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ, những chất kích thích này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung của người sử dụng.

2.7 Đau do thụ cảm thể

Bình thường tại da, xương, niêm mạc tồn tại rất nhiều thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não. Chính vì thế, khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến bộ phận này ở vùng đầu, cổ, các thụ cảm thể tại đây sẽ thực hiện nhiệm vụ, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cho cơ thể, gây ra tình trạng đau đầu.

Nguyên nhân đau đầu trái trước

Thiếu ngủ, mất ngủ là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu

3. Đau nửa đầu trái trước có nguy hiểm hay không?

Tóm lại, tình trạng đau đầu trái trước có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý và đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:

Đau nửa đầu kéo dài khiến người bệnh mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Những công việc rất đơn giản cũng trở nên khó khăn hơn đối với họ. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, khiến người bệnh ngại tham gia các hoạt động xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Bên cạnh đó, đau đầu nửa trái phía trước cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung thậm chí xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Đau đầu trái trước tiến triển lâu dài sẽ trở thành mạn tính và rất khó điều trị.

4. Các phương pháp giảm đau đầu trái trước hiệu quả

Trước các tác động tiêu cực mà đau nửa đầu trước bên trái mang lại, các chuyên gia cho rằng việc giảm đau và phòng ngừa các cơn đau tái phát nên được thực hiện sớm nhất. Dưới đây là 4 phương pháp an toàn, hiệu quả đã được nhiều người áp dụng:

4.1 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Giúp cho bạn có một sức khỏe tốt, cải thiện tuần hoàn máu và khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân, có thể lựa chọn các bài tập như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga… Các bài tập này sẽ giúp người bị đau nửa đầu cải thiện tình trạng đau hiệu quả.

4.2 Thay đổi lối sống sinh hoạt giúp cải thiện đau nửa đầu trái trước

Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần của bạn tỉnh táo và giảm thiểu chứng đau nửa đầu hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp những thời gian giải trí trong ngày hoặc trong năm như đi du lịch để giảm thiểu nguy cơ căng thẳng, stress kéo dài.

4.3 Thay đổi chế độ ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo. Bạn nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất sắt, đạm, vitamin và các khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các gốc tự do và từ đó làm giảm cơn đau đầu.

4.4 Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám định kỳ được coi là yếu tố quan trọng giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe. Người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe mỗi 3 – 6 tháng để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây đau đầu và từ đó có hướng điều trị hiệu quả, làm giảm các cơn đau và ngăn ngừa tái phát.

Phương pháp giảm đau nửa đầu trái trước

Thay đổi một lối sống khỏe mạnh hơn là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện và ngăn ngừa đau nửa đầu

Tóm lại, có thể thấy đau nửa đầu trái trước là do nhiều nguyên nhân gây ra. Những thông tin tham khảo trên đây hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này. Tuy nhiên, các thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị trực tiếp. Nếu bạn hay người thân trong gia đình đang gặp phải tình trạng này, đừng quên thăm khám thường xuyên để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital