Dấu hiệu và triệu chứng dị vật ở mũi bao gồm những gì? Hãy tìm hiểu ngay vấn đề này để phát hiện nhanh, giải quyết sớm tình trạng dị vật mũi mà chúng ta có thể gặp phải trong đời sống hiện nay.
Menu xem nhanh:
1. Cách phát hiện nhanh dấu hiệu và triệu chứng khi có dị vật ở mũi
1.1. Vấn đề dị vật ở mũi
Dị vật ở mũi là tình trạng có vật lạ xuất hiện trong mũi. Vật lạ có thể đi vào mũi từ phía bên ngoài hoặc di chuyển từ vùng họng lên. Có rất nhiều thứ được xác định là dị vật trong mũi như: đồ ăn, các loại đồ chơi, đồ vật nhỏ trong gia đình, các loại hạt, pin cúc, nam châm, dị vật sống hay bất cứ vật gì mà trẻ nhét vào mũi,…
Tùy từng trường hợp dị vật mũi mà những nguy hiểm hoặc ảnh hưởng với người bệnh cũng khác nhau. Tình huống dị vật không gây kích ứng cho mũi và có thể dùng các phương thức tự nhiên như xì mũi đẩy dị vật ra khỏi mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp dị vật mũi phức tạp, người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề. Dị vật sắc nhọn có thể gây trầy xước, chảy máu niêm mạc mũi. Trong khi đó, dị vật bỏ quên lâu trong mũi cũng gây tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp. Dị vật bỏ lâu trong mũi cũng có thể trở thành dị vật đường thở sau khi bị rơi xuống khu vực thanh quản, thực quản. Khi đó, dị vật có thể gây phù nề, viêm nhiễm, bít tắc đường thở và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị hoặc xử lý đúng cách. Do đó, cần chú ý phát hiện dị vật mũi nhanh chóng và xử lý đúng cách để không xảy ra tình trạng nguy hiểm từ dị vật mũi.
1.2. Triệu chứng của tình trạng dị vật mũi
Dị vật mũi thường đi kèm một số dấu hiệu và triệu chứng cơ bản, dễ nhận biết. Thông thường, người có dị vật mũi thường cảm thấy cộm ngứa ở khu vực có dị vật hoặc bên cánh mũi chứa dị vật. Tuy nhiên, một số dị vật nhỏ có thể không gây cảm giác cộm ngứa. Hoặc, những dị vật như hạt cơm, sợi phở chỉ gây cảm giác vướng, hoặc thậm chí không gây cảm giác. Dị vật cũng gây phản ứng tiết dịch nhầy để bảo vệ niêm mạc mũi. Do đó, khi bị dị vật, bên cánh mũi chứa dị vật thường có hiện tượng xuất dịch nhầy.
Dị vật trong cánh mũi ảnh hưởng đến vấn đề thở. Dấu hiệu điển hình là việc người bị dị vật mũi thường thở có tiếng kêu, tiếng rít nhẹ. Trong trường hợp dị vật lớn, bít tắc cánh mũi, triệu chứng ngủ há miệng có thể xảy ra. Do đó, với các bé, cha mẹ nên chú ý dấu hiệu bất thường này và kiểm tra xem liệu con có bị tình trạng dị vật mũi.
Ngoài ra, người bị dị vật mũi cũng có thể có hiện tượng chảy máu mũi. Tình trạng chảy máu mũi có thể do dị vật sắc nhọn đâm vào, cũng có thể do dị vật lâu trong mũi gây trầy xước, viêm nhiễm và xảy ra tình trạng xuất huyết. Do đó, khi gặp vấn đề chảy máu mũi bất thường, nhất là kèm theo tình trạng đau cánh mũi, thì cần nghi ngờ tình huống dị vật mũi và sớm tiến hành kiểm tra, lấy dị vật đúng cách.
2. Cách xử lý tình huống dị vật đường mũi
Có rất nhiều cách xử lý dị vật mũi, tùy thuộc vào mỗi loại dị vật cũng như tình trạng dị vật gây ra mà việc xử lý chúng cũng có thể khác nhau. Nếu dị vật đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng xì mũi để dị vật trong mũi bay ra ngoài. Lưu ý cách lấy hơi bằng miệng trong phương pháp này để không khiến dị vật bị hít vào sâu bên trong.
Với trẻ em chưa biết cách xì mũi, cha mẹ nên chú ý khi hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn cho con. Tốt nhất, nên đưa trẻ đi khám để các bác sĩ lấy dị vật ra cho trẻ nhanh chóng và an toàn.
Trong trường hợp dị vật quá to, choán hết cánh mũi, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc xịt gây tê, thuốc co mạch để có thể dùng móc kéo dị vật ra ngoài một cách nhẹ nhàng, đúng cách. Di vật trong mũi nếu ở vị trí quá sâu có thể sẽ cần chụp CT để xác định vị trí, hình dạng của dị vật. Đôi khi, dị vật có thể được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe chụp X-quang. Tuy nhiên, với những dị vật có chất liệu gỗ nhựa hoặc thực phẩm, thì chúng ta có thể không dễ nhìn thấy trên kết quả phim chụp thông thường.
Dị vật để lâu trong mũi có thể hình thành vấn đề viêm nhiễm. Do đó, khi lấy dị vật mũi, bác sĩ cũng đồng thời tiến hành xử lý các vấn đề viêm nhiễm, tổn thương và các hậu quả để lại trong mũi do dị vật. Do đó, rất cần đến sự tư vấn của bác sĩ để xử lý các vấn đề hậu quả mà dị vật ở mũi để lại cũng như biến chứng có thể xảy để an tâm về sức khỏe của mình.
3. Cần làm gì khi gặp tình huống dị vật ở mũi
Khi thấy bản thân có dấu hiệu và những triệu chứng bị dị vật ở mũi, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
– Không nên dùng tay, tăm bông hay các vật dụng không chuyên để cố lấy dị vật trong mũi. Với trẻ, em, tránh tính trạng các bé dụi mũi, ngoáy mũi trong tình trạng này. Điều này có thể khiến dị vật bị đẩy sâu vào trong mũi hơn hoặc gây tổn thương cho niêm mạc mũi nhiều hơn.
– Khi mũi có dị vật, không nên cố hít vào mạnh bởi có thể khiến dị vật bị sâu vào trong và khó lấy ra hơn.
– Nên đến các cơ sở tai mũi họng uy tín để được hỗ trợ xử lý kịp thời và phòng tránh biến chứng do tình trạng dị vật đem lại.
Khi thấy những dấu hiệu và triệu chứng dị vật ở mũi, không nên vội vàng tự lấy dị vật bằng việc dùng tay hoặc các vật khác để khều hoặc đẩy dị vật. Với các dị vật khó lấy, người bệnh nên đến các địa chỉ bác sĩ Tai Mũi Họng để được hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, cần nhớ rằng, dị vật mũi khi để lâu có thể ẩn chứa những biến chứng không ngờ với người bệnh. Vì thế, việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ là rất quan trọng.