Cuộc sống hiện đại khiến con người được tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngay từ nhỏ, đó cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh về mắt. Trong số đó có bệnh phù hoàng điểm dạng nang ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh này cũng như cách chữa trị.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm phù hoàng điểm dạng nang
Hoàng điểm hay còn gọi là điểm vàng, là nơi ánh sáng hội tục sau khi đi qua thủy tinh thể, giúp ta nhìn sự vật được rõ nét hơn và có khả năng nhìn thẳng vào sự vật. Khi hoàng điểm xảy ra vấn đề, thị lực người bệnh sẽ giảm sút, hình ảnh không còn rõ nét. Một số căn bệnh có thể gặp ở hoàng điểm là lỗ hoàng điểm, phù hoàng điểm,… Trong đó, phù hoàng điểm là tình trạng hoàng điểm bị tích tụ dịch, khi này hoàng điểm bị dày lên bất thường dẫn đến hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy bị biến dạng.
Khi mắc phù hoàng điểm, người bệnh không có các dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Hầu hết bệnh nhân cảm nhận được triệu chứng khi bệnh đã tiến triển. Tuy nhiên, việc hiểu biết các dấu hiệu để sớm phòng ngừa vẫn rất quan trọng.
2. Dấu hiệu mắc bệnh
Người mắc phù hoàng điểm dạng nang có các dấu hiệu chung như:
– Giảm khả năng nhận dạng màu sắc, rối loạn sắc giác
– Biến dạng hình ảnh
– Tầm nhìn trung tâm bị mờ, có cảm giác gợn sóng
– Người mắc phù hoàng điểm khó tập trung nhìn khi đọc sách hoặc cần làm những việc tỉ mỉ, thủ công
– Khó khăn khi nhìn thẳng
– Mất thị lực từng mảng
Các dấu hiệu gây giảm thị lực cho người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống. Điểm nhìn bị gợn sóng, mờ ảo dễ gây nên tình trạng choáng váng. Với người bệnh tuổi cao còn đem đến nguy cơ ngất, ngã, vấp khi di chuyển. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Qua thăm khám,bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân và xác định hướng điều trị phù hợp. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là gì? Có thể phòng tránh bệnh này hay không?
3. Nguyên nhân gây nên tổn thương và gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng tựu chung lại, tất cả tác nhân nào khiến mạch máu quanh võng mạc bị tổn thương làm xuất hiện dịch, ứ dịch không thoát đi được. Có thể điểm qua một số nguyên nhân thường thấy gây bệnh như:
– Biến chứng bệnh nền như đái tháo đường
– Tắc tĩnh mạch võng mạc
– Quá trình lão hóa tự nhiên khiến hoàng điểm bị thoái quá
– Biến chứng hậu phẫu thuật mắt tuy nhiên mức độ mắc sẽ nhẹ hơn
– Chấn thương
– Mắt có các khối u
– Đường máu tăng không kiểm soát
– Các bệnh lý võng mạc
– Tăng huyết áp
– Di truyền viêm võng mạc sắc tố
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu, tắc nghẽn mạch máu võng mạc, viêm mạch võng mạc cũng có nguy cơ mắc bệnh. Số ít bệnh nhân mắc đục thủy tinh thể cũng có nguy cơ mắc phù hoàng điểm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến lịch sử mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố bởi như đã đề cập, đây là bệnh có tính chất di truyền. Do đó, bạn không chỉ cần quan tâm tới các phương pháp điều trị mà còn cần quan tâm tới việc khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh.
4. Điều trị phù hoàng điểm
4.1. Chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra thị lực. Bác sĩ dùng bảng đo thị lực với các chữ cái lớn nhỏ khác nhau để đánh giá thị lực bệnh nhân. Cả 2 mắt đều phải được kiểm tra kỹ càng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra mắt cho bệnh nhân bằng cách dùng máy đo độ dãn đồng tử. Bệnh nhân cũng có thể được sử dụng lưới Amsler để kiểm tra. Y học ngày càng phát triển thì càng có nhiều phương pháp hỗ trợ bác sĩ kiểm tra và xác định xem bệnh nhân có mắc phù hoàng điểm dạng nang hay không. Do đó, kể cả khi mắc bệnh thì bệnh nhân cũng cần thả lỏng tinh thần bởi các bác sĩ sẽ đồng hành và đưa ra phác đồ điều trị sau quá trình chẩn đoán kỹ càng.
4.2. Điều trị bệnh phù hoàng điểm
Bệnh phù hoàng điểm được điều trị dựa trên sự lựa chọn của bệnh nhân bởi hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ quyết định đâu là phương pháp phù hợp với tình trạng và nguyên nhân mắc bệnh của bệnh nhân.
– Với các bệnh nhân tiểu đường còn có thể áp dụng phương pháp đốt laser tại điểm có mạch máu tổn thương
– Tiêm Anti – VEGF: đây là phương pháp tiêm nội nhãn làm chậm quá trình phù của hoàng điểm, giảm sự phát triển của các mạch máu võng mạc, ngăn chặn sự phát triển của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu
– Điều trị viêm bằng kháng sinh chống viêm không steroid dưới nhiều dạng như thuốc nhỏ mắt, viên uống hay tiêm. Các bệnh nhân đục thủy tinh thể có thể được chỉ định dùng các loại thuốc này để tránh sự phát triển của bệnh.
– Phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính: được chỉ thị khi xuất hiện hiện tượng thủy tinh thể kéo theo hoàng điểm gây phù. Hoặc chỉ định khi bác sĩ thấy có sự tích tụ máu trong thủy tinh thể.
5. Phòng ngừa bệnh phù hoàng điểm
Một điều khiến bệnh nhân cũng băn khoăn đó là bệnh này có thể phòng ngừa hay không. Nếu không gặp các bệnh nền, có các u, chấn thương hay can thiệp phẫu thuật,… thì hoàn toàn có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh bằng các biện pháp như:
– Luôn giữ đôi mắt được thư giãn
– Giữ vệ sinh đôi mắt
– Khám mắt định kỳ sớm phát hiện bất thường
– Giữ lối sống lành mạch, không hút thuốc lá
Với các bệnh nhân mắc đái tháo đường cần kiểm soát chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như sơ lược về cách điều trị bệnh. Việc điều trị bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Mắt chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Nếu bạn còn băn khoăn về địa chỉ khám chữa bệnh uy tín thì đừng bỏ qua Thu Cúc TCI. Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành và trang thiết bị hiện đại, đây chắc chắn là địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn thăm khám và điều trị.