Y học ngày một phát triển, việc xác định thời gian dự sinh cho mẹ bầu thật đơn giản. Tuy nhiên với mỗi cơ thể lại có những dấu hiệu sắp sinh con khác nhau – có thể chênh lệch với dự sinh ban đầu. Chúng ta nên đặc biệt nên lưu ý 10 dấu hiệu khá chính xác dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. 10 dấu hiệu sắp sinh con thường gặp
1.1 Cảm giác bồn chồn
Nghiên cứu chỉ ra, những ngày cận sinh, phụ nữ thường gặp trạng thái lo âu, bồn chồn. Sự thay đổi mạnh mẽ về hormone những ngày cuối thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Bên cạnh đó, tâm lý nôn nóng được đón chào “thiên thần nhỏ” chào đời cũng làm mẹ bầu có nhiều cảm xúc lẫn lộn.
1.2 Cơ thể mệt mỏi, uể oải và không muốn hoạt động
Sự mệt mỏi tới từ việc bụng bầu ngày một lớn và em bé đã muốn “chui ra gặp mẹ” lắm rồi! Cơ thể phải chịu đựng sức nặng, các dây chằng gồng mình để bao bọc thai nhi. Bàn chân tê cứng và phù nề cũng khiến mẹ bầu không muốn vận động nhiều khi sắp lâm bồn.
1.3 Cân nặng chững lại, giảm xuống bất thường
Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu thường có hiện tượng chững cân thậm chí giảm cân.Lượng nước ối trong cơ thể khi này đã giảm đáng kể, cơ thể xuất hiện cảm giác uể oải, mệt mỏi. Trong giai đoạn cuối trước sinh, mẹ bầu có thể uống sữa hoặc nước hoa quả để bổ sung vitamin, thay cho việc ăn uống gây cảm giác khó chịu.
1.3 Đau lưng và chuột rút với tần xuất nhiều hơn
Với mẹ bầu sinh con so, cảm giác này là rất rõ rệt. Sức nặng của bụng bầu chèn ép lên mạch maú và dây thần kinh khiến phụ nữ sắp sinh thường xuyên bị chuột rút, đau khớp háng và đặc biệt là vùng sống lưng và xương chậu. Vào thời điểm này, mẹ bầu nên thử thư giãn cơ thể bằng một số động tác nhẹ và massage tại nhà.
1.4 Cảm thấy các khớp được dãn ra
Đi tới cuối thai kỳ, hóc-môn relaxin sẽ giúp cho các bó cơ và dây chằng của bạn được “thở”. Không cần quá lo lắng nếu thấy các khớp của mình có hiện tượng giãn nhẹ ra nhé! Đó chỉ là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bé sinh ra khỏe mạnh và an toàn.
1.5 Sa bụng là dấu hiệu sắp sinh con rõ ràng nhất
Một vài tuần trước khi sinh, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống gần sát phần khung xương chậu – hiện tượng này gọi là sa bụng hay tụt bụng bầu. Một số cảm nhận rõ nhất khi sa bụng bầu, báo hiệu sắp sinh.
-Sức ép của tử cung lên cơ hoành của mẹ được giải tỏa nên cơ thể của mẹ được “giải phóng”. Lúc này, thai nhi đã về gọn trong khung chậu của mẹ, sức ép lên các bó cơ cũng giảm bớt khiến mẹ cảm thế dễ thở hơn.
-Mẹ bầu sẽ cảm thấy hay buồn tiểu hơn do thai nhi xuống sâu chèn lên bàng quang.
-Sàn chậu có dấu hiệu đau mỏi kéo dài vì đầu của em bé đang gây áp lực lên khung chậu của mẹ.
-Dễ mất thăng bằng khi di chuyển vì vị tri thai nhi làm thay đổi trọng tâm cơ thể.
1.6 Cổ tử cung từ từ mở rộng
Cổ tử cung sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trước ngày sinh.Vào những tháng cận dự sinh, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra độ mở tử cung để đưa ra khuyến nghị về ngày sinh chính xác nhất.
1.7 Dịch nhầy âm đạo và máu báo thai
Trước ngày lâm bồn, mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy xuất hiện hiều hơn ở âm đạo. Nút nhầy có tác dụng bảo vệ cổ tử cung trong quá trình mang thai sẽ bong ra, có dạng sệt và trắng ngà như màu của lòng trắng trứng. Trong một vài trường hợp, lớp nhầy xuất ra ngoài kèm theo một chút máu nhạt, còn được gọi là máu báo thai. Việc âm đạo xuất hiện máu báo kinh là dấu hiệu sắp sinh con rất quan trọng, bạn cần báo ngay cho bác sĩ theo dõi thai kỳ để chuẩn bị việc đón em bé nhé!
1.8 Tiêu chảy
Phần cơ trong tử cung sẽ giãn ra vào cuối thai kỳ, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho cả phần trực tràng cũng rơi vào trạng thái “thư giãn”. Chính vì cơ chế này nên mẹ bầu sắp sinh có thể gặp tình trạng tiêu chảy. Trong lúc này, bạn nên bổ sung các loại nước quả lành tính và ấm như: cam gừng ấm, chanh mật ong,..
1.9 Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Cơn đau báo sắp sinh sẽ chạy dọc sống lưng, lan xuống bụng dưới, khung chậu và tới 2 chân gây cảm giác tê cứng. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau quặn rất mạnh và nhận thấy bé đang có dấu hiệu được “đẩy” ra ngoài.
Các cơn đau nhẹ thường xuất hiện cách nhau 15 phút và kéo dài tới hơn 1 phút. Sau đó, tần xuất mỗi lúc một dày hơn và tới khi chúng chỉ cách nhau 2-3 phút cho mỗi cơn đau, bạn nên tới bệnh viện ngay.
1.10 Vỡ nước ối
Thai khi được bao bọc trong một túi dịch là nước ối. Khi em bé xuống tới phần khung chậu, màng bọc nước ối sẽ dần rách ra, dịch ối bắt đầu chảy qua cổ từ cung và âm đạo ra ngoài cơ thể. Vỡ nước ối thường là dấu hiệu sắp sinh con rõ ràng nhất – mẹ bầu nên sẵn sàng cho việc đón con yêu chào đời nhé!
2. Các dấu hiệu sắp chuyển dạ nguy hiểm – Cần tới bệnh viện ngay
Đa phần các dấu hiệu dự sinh đều xảy ra từ từ, nhưng với những dấu hiệu nguy hiểm sau, bạn cần sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.
-Gặp phải các dấu hiệu sinh non như các cơn co thắt xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo
-Nước ối có thẫm và vàng đục – mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận. Đó chính là dấu hiệu của phân su – chất thải trong ruột bé sơ sinh bao gồm tế bào vảy, lông tơ,… Hít hoặc nuốt phải phân su là cực kỳ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
-Nếu những cơn đau đầu, đau lưng hay vùng bụng trên kéo dài triền miên hoặc gặp bất kỳ biểu hiện của tiền sản giật, mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay lập tức.
Trên đây là 10 dấu hiệu sinh con được bác sĩ chia sẻ, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu vững tâm để chuẩn bị cho lần vượt cạn vẹn tròn, con yêu khỏe mạnh.