Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu mang thai một cách chính xác là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên được làm mẹ. Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có những thay đổi khác thường để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Bạn đừng bỏ qua các biểu hiện có thai thường gặp dưới đây để giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn thai kỳ của mình nha.
Menu xem nhanh:
1. Sự quan trọng của việc nhận biết dấu hiệu mang thai.
Việc nhận biết biểu hiện mang thai là vô cùng quan trọng vì các lý do sau đây:
– Xác định sớm thai kỳ
– Quyết định và lựa chọn
– Chăm sóc sức khỏe thai nhi và bản thân
– Điều chỉnh lối sống và thực hiện biện pháp phòng ngừa
Tóm lại, việc nhận biết dấu hiệu mang thai không chỉ quan trọng để xác định thai kỳ, mà còn cho phép phụ nữ đưa ra quyết định, chăm sóc sức khỏe và chu
2.Tổng hợp các dấu hiệu mang thai thường gặp
2.1 Các biểu hiện mang thai đặc trưng
2.1.1 Ra máu báo thai
Sau khi quan hệ tình dục nếu trứng được thụ tinh sẽ làm tổ trong tử cung. Điều này làm cho lớp niêm mạc tử cung bong tróc một ít dẫn đến hiện tượng chảy máu báo thai. Đây là dấu hiệu không phổ biến nhưng lại khá rõ ràng trong các dấu hiệu mang thai. Lượng máu báo thai ra khá ít và có màu hồng nhạt hoặc nâu, không kèm chất nhầy đồng thời chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn tầm 1 đến 2 ngày. Bạn nên lưu ý dấu hiệu này thường bị nhẫm lẫn với máu kỳ kinh nguyệt.
2.1.2 Đi tiểu thường xuyên
Việc thường xuyên đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày cũng là một biểu hiện có thai cần lưu tâm.
2.1.3 Cơ thể nhạy cảm với mùi
Trong thời gian mang thai, khứu giác người phụ nữ đặc biệt nhạy cảm hơn người bình thường với các mùi xung quanh.
2.1.4 Thay đổi thói quen ăn uống bất thường
Nếu một ngày bạn cảm thấy các món ăn trước kia vốn dĩ mình từng cực kỳ ghét thì bỗng nhiên lại có cảm giác thèm ăn các món đó kinh khủng. Hoặc ngược lại các món bạn yêu thích thì nay lại không hề cảm thấy muốn ăn nữa. Đơn giản chỉ vì lượng nội tiết tố progesterone tăng cao kích thích sự thèm ăn đồng thời cơ thể cần nhiều nguồn năng lượng hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi.
2.1.5 Chậm có kinh
Đối với người có kinh nguyệt đều đặn nhưng đột nhiên bị chậm kinh quá nửa tháng là một trong các biểu hiện không thể bỏ qua.
2.1.6 Bụng to hơn kèm tăng cân nhanh chóng
Khi thai nhi phát triển thì cơ thể người phụ nữ cũng đột nhiên tăng cân theo. Bạn hãy theo dõi cân nặng của mình nhé, xem thử có cảm thấy nặng nề hoặc không mặc vừa quần áo trước đây không?
2.1.7 Buồn nôn
Một trong các biểu hiện mang thai phổ biến thường gặp của đa số chị em phụ nữ đó là cảm giác buồn nôn. Nó thường xuất hiện vào tuần thứ hai của thai kỳ và kéo dài cho đến hết tam cá nguyệt đầu tiên, một số người có thể kéo dài đến hết thời gian mang thai.
Nguyên nhân là do lượng hormon nội tiết tố khi mang thai tăng cao làm dạ dày và khướu giác dễ bị kích ứng dẫn đến cảm giác buồn nôn.
2.1.8 Thay đổi vùng ngực
Một vài sự thay đổi ở vùng ngực là điều bình thường đối với những người mang thai. Bạn sẽ có cảm giác ngực mình sưng to, căng tức đau và nóng ran hơn khi chạm vào. Ngoài ra, màu sắc đầu nhũ hoa sẽ thâm hơn do thay đổi sắc tố trong cơ thể.
2.1.9 Chất nhầy tử cung ra nhiều
Đây là hiện tượng phổ biến trong quá trình mang thai. Khi trứng được thụ thai thành công, chất nhầy ở tử cung sẽ tiết ra nhiều làm cô bé cảm thấy ẩm ướt ở khu vực âm đạo. Chất nhầy này có màu trắng đục như màu sữa là hiện tượng phổ biến hay gặp trong thai kỳ.
2.2 Các dấu hiệu mang thai không đặc trưng
2.2.1 Cơ thể mệt mỏi, dễ buồn ngủ
Dạo này bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, đặt ở đâu cũng dễ buồn ngủ, có cảm giác bị vắt kiệt sức lực mặc dù mình đã nghỉ ngơi ngủ đủ giấc. Khi bạn có các tình trạng trên thì cũng là một trong các biểu hiện mang thai phổ biến. Vì lúc này cơ thể bạn sản xuất hormon progesterone có tác động an thần khiến bạn dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ.
Thêm vào đó, lưu lượng lượng máu và oxy để nuôi bào thai cũng phải tăng làm hệ tuần hoàn làm việc nhiều hơn mới cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động.
2.2.2 Tâm lý thay đổi bất thường
Cảm xúc của các mẹ bầu sẽ thay đổi thất thường kiểu sáng nắng chiều mưa, vui buồn lẫn lộn. Ngoài ra họ sẽ dễ rơi vào trạng thái stress, chán nản, dễ xúc động và nhạy cảm hơn so với bình thường nên cần sự quan tâm, yêu thương đặc biệt từ mọi người xung quanh để họ có thể dễ dàng vượt qua các rối loạn tâm lý khi mang thai.
2.2.3 Dễ ngất xỉu, khó thở, hụt hơi
Hiện tượng này xảy ra do lượng hormon trong cơ thể thay đổi, lượng oxy trao đổi tăng lên để nuôi thai nhi phát triển. Cơ thể để đáp ứng với sự thay đổi này buộc lưu lượng máu lưu thông tăng cao, mạch máu giãn ra, tim đâp nhanh hơn. Lúc này cơ thể chưa kịp thích nghi dễ khiến thai phụ dễ khó thở, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra thêm một lý do nữa đó là huyết áp thai kỳ giảm hẳn so với bình thường làm bạn dễ bị tụt huyết áp hơn.
2.2.4 Đau bụng âm ỉ kèm co thắt tử cung
Thêm một triệu chứng nữa mà chị em phụ nữ cần để ý đó là cảm giác đau tức âm ỉ vùng bụng. Điều này có thể được lý giải là do nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi, lưu lượng máu lưu thông đến vùng bụng và âm đạo tăng nhanh gây ra các hiện tượng này.
2.2.5 Đầy hơi, táo bón
Nồng độ hormon progesterone tăng cao trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. Cụ thể là cơ trơn tiêu hóa giãn ra ít hoạt động hơn làm quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại gây ra đầy hơi hoặc táo bón. Bên cạnh đó việc kích thước phôi thai phát triển làm chèn ép lên vùng xương chậu cũng là nguyên nhân gây ra các hiện tượng này.
2.2.6 Đau lưng, dễ bị chuột rút
Khi bào thai ngày càng phát triển sẽ làm cho các dây chằng ở vùng thắt lưng bị kéo dãn, cơ bụng lỏng lẻo hơn để phù hợp với kích thước thai nhi. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy đau nhức mỏi ở vùng dọc sống lưng nhiều hơn. Đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ bạn sẽ cảm nhận ngày càng khó chịu và rõ ràng hơn.
Tình trạng chuột rút xảy ra do thai nhi làm tổ trong tử cung khiến tử cung người mẹ bị kéo căng ra, gây áp lực lên các tĩnh máu ở chi dưới. Khi đó khiến lưu lượng máu ở chân không được lưu thông sẽ dẫn đến chuột rút.
2.2.7 Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Khi bạn mang thai, luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, nóng bức như có cảm giác bị ốm sốt. Đồng thời chị em cũng sẽ cảm thấy da mình đổ nhiều mồ hôi kèm dễ bị rôm sẩy xuất hiện ở những vùng ẩm ướt, nhạy cảm.
3. Dựa vào các dấu hiệu mang thai bạn nên làm gì?
– Một chế độ ăn uống cân bằng toàn diện, giàu vitamin, khoáng chất là cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Bạn nhớ ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Hạn chế các chất chứa kích thích như rượu bia, thuốc lá gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cả mẹ lẫn bé.
– Bổ sung các vitamin, sắt, acid folic để tránh thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu thiếu sắt rất dễ xảy ra đối với người mang thai
– Bổ sung thêm canxi, thường xuyên massage cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hạn chế hiện tượng bị chuột rút.
– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng quá độ dẫn đến suy nhược cơ thể.
– Vận động vừa phải, phù hợp với sức của bạn.
– Luôn cố gắng giữ mình ở trạng thái thoải mái, vui vẻ, tránh các tác động tiêu cực đến suy nghĩ của bạn khi mang thai.
Khi bạn có dấu hiệu trên hoặc thay đổi nhỏ bất kỳ sau khi quan hệ, bạn hãy nhờ thêm đến sự tư vấn của bác sĩ nha. Hi vọng các dấu hiệu mang thai phổ biến trong bài viết này sẽ giúp bạn và gia đình chuẩn bị thật tốt cho hành trình làm mẹ của mình.