Viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp có tỷ lệ người mắc cao. Bệnh viêm đại tràng không chỉ gây đau cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đau đại tràng chữa như thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
1. Đau đại tràng chữa như thế nào? – Sử dụng thuốc
Theo các bác sĩ, bệnh viêm đại tràng khi đã chuyển mạn tính rất khó để điều trị. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc tân dược để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau…)
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Căn cứ vào kết quả khám và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp.
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh đau đại tràng cần theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc cần tránh trong điều trị viêm đại tràng là thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid. Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
2. Chế độ ăn giúp giảm bớt các cơn đau đại tràng
Các bác sĩ cũng đặc biệt nhấn mạnh, trong điều trị viêm đại tràng cần chú trọng tới vấn đề ăn uống. Cải thiện về chế độ ăn sẽ giúp bệnh nhân phần nào giảm bớt các cơn đau. Đặc biệt khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào, rán.
2.1. Những thực phẩm nên ăn
– Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng, Omega 3 sẽ giúp giảm viêm và tăng cường lợi khuẩn. Omega 3 có chứa nhiều trong các loại cá thu, cá hồi, hàu, cá trích, hạt lanh…
– Thực phẩm chứa nhiều protein: Người bệnh nên tăng cường protein để đảm vẫn nhận đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều Protein như thịt nạc, trứng, ngũ cốc, các loại đậu, …
– Men vi sinh, lợi khuẩn probiotic: Trong quá trình chữa viêm đại tràng, người bệnh đừng quên bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn để hỗ trợ cân bằng đường ruột.
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất: Các loại nước ép trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cũng như chất điện giải để giúp tăng cường sức khỏe của đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Chất xơ là thực phẩm cực quan trọng đối với người bệnh đại tràng. Do vậy người bệnh đừng quên bổ sung và tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như quả bơ, bí, … để giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu đang bị tiêu chảy thì cần giảm hoặc kiêng chất xơ cho đến khi tình trạng tiêu chảy chấm dứt.
2.2. Những thực phẩm nên tránh
– Đồ uống có chứa gas, cồn, cafein, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Bởi khi sử dụng sẽ gây tình trạng viêm loét đại tràng trở nên nặng hơn.
– Các món ăn sống như rau sống, gỏi, tiết canh, nem chua, … Những thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là ký sinh trùng, khi ăn vào đường ruột rất dễ nhiễm khuẩn.
– Sữa và chế phẩm từ sữa sẽ làm cho triệu chứng tiêu chảy không thuyên giảm. Vì vậy, khi chữa viêm đại tràng, người bệnh cần hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
– Thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt vì sẽ dễ gây ra các triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi và tiêu chảy không dứt.
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, gia vị (ớt, tiêu), thực phẩm lên men sẽ làm tăng áp lực đối với hệ tiêu hóa.
2.3. Lưu ý trong chế độ ăn
– Ưu tiên các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực lên đại tràng.
– Các bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ để giảm tải cho hệ tiêu hóa.
– Bổ sung đủ nước (từ 1,5 – 2 lít nước/ngày) để hỗ trợ đại tràng làm việc.
Đối với bệnh nhân viêm đại tràng, xây dựng và duy trì chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ là điều quan trọng để bệnh không tiến triển và tái phát.
3. Chế độ tập luyện, sinh hoạt giúp hỗ trợ chữa viêm đại tràng
Xây dựng và duy trì một chế độ luyện tập thể dục thường xuyên là cách chữa viêm đại tràng hiệu quả đối với người bệnh. Nếu tập thể dục đều đặn giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, vận động còn giúp cải thiện tinh thần, hạn chế áp lực, căng thẳng, …
Người bị viêm đại tràng có thể lựa chọn một số hình thức thể thao dưới đây để tập luyện, hỗ trợ chữa viêm đại tràng:
– Đi bộ: Mỗi ngày đi bộ từ 20 – 30 phút sẽ giúp đường ruột tăng cường khả năng co bóp, hạn chế táo bón.
– Đạp xe: Mỗi ngày đạp xe từ 10 – 15 phút giúp cải thiện hệ tiêu hóa hơn.
– Yoga: Nhiều động tác yoga có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp làm giảm các triệu chứng như đau bụng do đại tràng co thắt, đầy hơi, khó tiêu, … như động tác hít thở, điều hòa, động vặn mình, …
4. Thực hiện các phương pháp chống stress để giảm cơn đau đại tràng
Cũng theo các bác sĩ, bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu, stress. Có thể thực hiện các phương pháp chống stress bằng các bài tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, tập yoga…
Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa các bệnh về đường tiêu hóa được nhiều người biết đến và lựa chọn. Chuyên khoa Tiêu hóa có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, điều kiện cơ sở vật chất tốt, phong cách phục vụ tận tình chu đáo… người bệnh sẽ hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi thăm khám và điều trị bệnh tại bệnh viện.