Đau dạ dày thì ăn gì và các kiến thức cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đỗ Thị Hương 

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Đau dạ dày thì ăn gì là băn khoăn của không ít người. Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam có tới gần 70% số lượng người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa vì vậy việc lựa chọn thực phẩm phù hợp vô cùng quan trọng.

1. Các triệu chứng khi bị đau dạ dày cần biết

Trước khi đi sâu tìm hiểu bị đau dạ dày thì ăn gì chúng ta nên biết đau dạ dày là gì. Đau dạ dày là khi xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị kèm theo một số dấu hiệu như: Chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn,…

1.1 Đau thượng vị

Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Mức độ bệnh càng nặng thì cơn đau cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Vị trí đau thường ở vùng bụng trên rốn, đôi khi cơn đau lan ra khắp bụng và cả sau lưng. Thời gian đầu khi bệnh mới khởi phát sẽ thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc quá đói.

1.2 Chướng bụng, đầy hơi

Khi xuất hiện cảm giác đầy bụng trên cho thấy bạn rất có thể đã mắc đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Hãy theo dõi cơ thể để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

1.3 Ợ hơi, ợ chua

Một trong các dấu hiệu cho thấy dạ dày đang gặp vấn đề là hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Đôi khi người bệnh có thể ợ ra vị đắng như mật. Hiện tượng này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi.

1.4 Buồn nôn

Nếu bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn thì cần lưu ý theo dõi ngay. Nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy lên miệng dẫn tới rách thực quản, tổn thương niêm mạc.

1.5 Chảy máu đường tiêu hóa

Một số trường hợp bệnh nhân sẽ nôn hoặc đi ngoài ra máu. Số lượng máu nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở dạ dày. Kèm theo xuất huyết dạ dày là các biểu hiện mệt mỏi, choáng váng thường xuyên do mất máu.

1.6 Thay đổi thói quen đại tiện

Thói quen đại tiện đột ngột thay đổi không rõ lý do có thể báo hiệu bạn đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người bị đau dạ dày cũng thường sụt cân do cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.

Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh dạ dày

Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh dạ dày

2. Các nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số lý do gây bệnh phổ biến là:

– Vi khuẩn HP

– Căng thẳng thần kinh kéo dài

– Nguyên nhân do thói quen ăn uống và sinh hoạt không có lợi cho sức khỏe

– Hút thuốc là và uống rượu bia

– Do di truyền

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

3. Bệnh đau dạ dày thì ăn gì có lợi cho sức khỏe?

Nếu bị đau dạ dày chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các loại thực phẩm này góp phần giúp chữa lành các vết loét và giảm tiết acid gây tổn thương dạ dày.

3.1 Đau dạ dày thì ăn gì? Nên ăn chuối hàng ngày

Chuối là loại quả được xếp hàng đầu trong các loại thực phẩm thân thiện đối với dạ dày. Các chất trong loại quả này có khả năng trung hòa hàm lượng acid vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày. Chúng còn làm giảm nguy cơ sưng phồng, viêm tấy đường ruột. Kali trong quả chuối còn giúp giảm huyết áp. Chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho chứng táo bón, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

3.2 Các loại thực phẩm thô

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn thực phẩm thô thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc giúp giảm các rối loạn ở hệ tiêu hóa. Thực phẩm thô là các loại hạt như: Các loại đậu, gạo lứt, bắp, hạt điều,…Thành phần của thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, chất khoáng, sinh tố nhóm B cần thiết cho sự chuyển hóa thức ăn. Bên cạnh đó hạt thô còn có khả năng chống oxy hóa giúp bảo vệ màng tế bào của dạ dày.

3.3 Táo

Táo giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Loại quả này còn cung cấp cal và ka cho cơ thể. Chất pectin chứa trong vỏ táo giúp thức đẩy hoạt động của đường ruột và dạ dày giúp quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn. Khi hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải để chống chọi với những cơn đau dạ dày bạn nên uống một ly sinh tố táo.

3.4 Đau dạ dày thì ăn gì? Bạn nên ăn bánh mì nướng

Bánh mì có khả năng tạo hút các dịch vị trong dạ dày giúp giảm cơn đau. Loại thực phẩm này còn không chứa nhiều chất béo vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa.

3.5 Canh/soup

Khi bị đau dạ dày bạn nên thường xuyên ăn các loại canh/soup. Các món ăn này rất dễ tiêu và không gây áp lực lên dạ dày.

3.6 Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine giúp điều hòa tốt hệ tiêu hóa. Tác dụng của chúng là ngăn ngừa các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Trà chiết xuất từ hoa cúc còn giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày. Các loại trà từ lá bạc hà cũng có tác dụng tương tự.

3.7 Sữa chua

Trong các thực phẩm có lợi cho dạ dày không thể không nhắc tới sữa chua. Trong thành phần của sữa chua có rất nhiều probiotic giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

3.8 Đậu bắp

Đậu bắp được đánh giá là thực phẩm vàng trong việc bảo vệ dạ dày. Trong đậu bắp có chứa rất nhiều chất tốt cho hệ tiêu hóa: Pectin, vitamin B, C, E, carotene,…Chất nhầy ở đậu chính là protein kết dính cùng một số chất khác giúp nhanh chóng làm lành các vết thương.

3.9 Nghệ và mật ong

Nhắc tới bệnh dạ dày không thể bỏ qua hai thực phẩm vàng giúp chữa đau dạ dày hiệu quả là mật ong và nghệ. Các hoạt chất trong nghệ và mật ong giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc đồng thời là loại kháng sinh tự nhiên chống viêm nhiễm hiệu quả.

Đau dạ dày thì ăn gì? Nghệ và mật ong rất tốt cho hệ tiêu hóa

Đau dạ dày thì ăn gì? Nghệ và mật ong rất tốt cho hệ tiêu hóa

4. Cách ăn uống khi bị đau dạ dày

– Đồ ăn nên được chế biến bằng cách thái nhỏ, nấu chín mềm, luộc, hầm. Cách chế biến này giúp người bị đau dạ dày dễ tiêu hóa hơn các món chiên, xào

– Nên nhai kỹ giúp gia tăng sự bài tiết nước bọt để giúp trung hòa acid trong dạ dày. Hạn chế ăn quá no một bữa khiến dạ dày căng cứng gây ra tiết nhiều acid. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid

– Không nên ăn thức ăn khô. Đặc biệt mọi người không nên chan canh khi ăn cơm để tránh tình trạng nhai không kỹ

– Nên dùng thức ăn ở nhiệt độ ấm khoảng 40 – 50 độ C giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm dạ dày co bóp mạnh gây ra cơn đau

– Sau khi ăn nên nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh và làm việc ngay

Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày

Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày

Mong rằng sau khi đọc bài viết đau dạ dày thì ăn gì bạn đã biết cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Việc bổ sung các thực phẩm phù hợp sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh trở lại và hạn chế các ảnh hưởng xấu tới dạ dày.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital