Đau buốt răng hàm là hiện tượng gặp ở nhiều người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau buốt răng hàm, trong đó có hai nguyên nhân phổ biến là sâu răng và mọc răng khôn.
Menu xem nhanh:
1. Một số trường hợp bị đau buốt răng hàm
Tình trạng răng hàm bị đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc tăng mức độ từ từ. Thông thường, vấn đề này bắt nguồn từ một số lý do:
– Ngà răng bị lộ.
– Viêm tủy
– Sâu răng.
– Mọc răng khôn.
– Quá trình chăm sóc răng miệng chưa đúng cách.
– Thói quen ăn uống chưa đảm bảo tính khoa học.
– Thói quen xấu hàng ngày: nghiến răng khi ngủ, nhai đá, …
Tùy theo nguyên nhân cụ thể, mỗi trường hợp đau răng hàm sẽ có cách chăm sóc và điều trị phù hợp riêng.
2. Nguyên nhân phổ biến gây đau răng hàm
2.1 Đau buốt răng hàm do sâu răng
Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến ở người. Bệnh có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng không đảm bảo sạch sẽ và khoa học. Răng là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Sâu răng thường khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau buốt răng dữ dội và nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: gây viêm, nhiễm trùng tủy; viêm quanh cuống răng; làm răng lung lay phải nhổ bỏ… Sâu răng còn có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Theo các bác sĩ, để chữa trị dứt điểm các cơn đau buốt ở răng hàm do sâu không còn cách nào khách là phải chữa trị tận gốc bệnh sâu răng. Khi bị sâu răng, người bệnh nên chủ động tìm đến với nha sĩ để được khám, tư vấn và chỉ định cách điều trị.
2.2 Đau buốt răng hàm do mọc răng khôn
Đau răng khôn là chuyện mà bất cứ ai cũng phải bị ít nhất một lần trong đời. Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm. Do mọc ở vị trí trong cùng nên răng khôn thường không đủ chỗ để mọc thẳng bình thường, bị mắc kẹt trong sương hàm hoặc mọc lệch, mọc xiên dẫn đến đau nhức.
Đau răng khôn là những cơn đau nhức rất dữ dội. Đau buốt răng hàm do mọc răng khôn cần được theo dõi sớm để biết răng khôn có bị biến chứng mọc lệch hay không và có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Cách điều trị tình trạng đau buốt răng hàm
Khi bị đau răng hàm, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến với bác sĩ để được khám, chấn đoán nguyên nhân và điều trị. Đặc biệt, với trường hợp răng hàm bị đau buốt do răng sâu hay răng khôn cần được xử lý kịp thời để tránh biến chứng. Sau đây là một số phương pháp điều trị nha khoa và chăm sóc răng phổ biến:
3.1 Đau buốt do răng sâu
Trường hợp răng bị đau buốt do sâu răng, cách để điều trị dứt điểm chính là áp dụng các biện pháp nha khoa.
– Trám răng: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng. Sau đó, các khoảng trống sâu răng sẽ được lấp đầy bằng vật liệu hàn trám chuyên dụng.
– Bọc sứ: Phương pháp này sẽ đem tới hiệu quả cao hơn về tính thẩm mỹ răng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt răng cần điều trị sau đó cố định mão sứ. Phần mão sứ đã được chế tạo dựa trên kích thước khung hàm của mỗi bệnh nhân.
– Nhổ răng: Đây được coi là lựa chọn cuối cùng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng của bệnh nhân khi răng đã bị tổn thương quá nặng và không còn có thể bảo tồn.
3.2 Đau buốt do răng khôn
Tình trạng đau răng hàm do mọc răng khôn có thể được xử lý bằng 2 cách:
Thứ nhất, sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện khi cơn đau quá mức chịu đựng và có sự chỉ định của bác sĩ. Ta không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thứ hai, người bệnh cần thực hiện chăm sóc răng miệng phù hợp. Sau đó, nếu răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng gì, hãy duy trì chế độ chăm sóc để bảo tồn răng. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc xiên, chen vào răng khác, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ
Khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ tin cậy về khám chữa nha khoa. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, là những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nha khoa. Tại đây, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị dưới sự hỗ trỡ của các trang thiết bị hiện đại bậc nhất. Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo sẽ làm hài lòng mọi người bệnh…
4. Những lưu ý khi chăm sóc răng hàm ê buốt
Khi răng hàm bị ê buốt, ta cần lưu ý một số phương pháp chăm sóc sau. Những phương pháp này có thể được áp dụng sau điều trị hoặc chưa kịp tới nha khoa điều trị ngay:
– Chải răng ít nhất 2 lần / ngày với thao tác nhẹ nhàng. Lưu ý, chúng ta hãy lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm.
– Làm sạch răng với chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn những mảng báng.
– Sử dụng thuốc đánh răng có chưa Fluor.
– Bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm giàu canxi.
– Súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa còn mắc trong khoang miệng
– Hạn chế ăn những loại thức ăn có hàm lượng đường cao hoặc có tính axit cao.
– Tránh xa rượu bia, cà phê và những loại chất kích thích.
– Lấy cao răng và thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu về đau buốt răng do răng sâu hoặc răng khôn. Từ đó, những kiến thức về cách điều trị và chăm sóc đã được đưa ra. Hy vọng tất cả sẽ có ích và giúp bạn chăm sóc cho bản thân cùng gia đình tốt nhất trong trường hợp vần thiết.