Phương pháp đặt vòng tránh thai là gì mà được các chị em tin tưởng và sử dụng trong việc tránh thai an toàn? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.
Menu xem nhanh:
1. Phương pháp đặt vòng tránh thai là gì?
Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp được nhiều chị em phụ nữ tin dùng, cũng như lựa chọn sử dụng bên cạnh những phương pháp khác để ngừa thai.
Trong quá trình thực hiện đặt vòng tránh thai các nhà khoa học đã nghiên cứu và thay đổi kiểu dáng cũng như chất liệu để có thể phù hợp với cơ thể của nữ giới nhất. Có hai loại vòng tránh thai được biết đến và sử dụng nhiều nhất là vòng tránh thai chữ T chất đồng và vòng tránh thai nội tiết.
Chất liệu được sử dụng để làm nên vòng tránh thai là nhựa dẻo hoặc bằng đồng, chúng đều có tác dụng ngăn ngừa quá trình trứng gặp tinh trùng và hợp tử làm tổ trong tử cung của nữ giới. Đây là phương pháp dễ sử dụng, chi phí thực hiện không quá đắt và đặc biệt không ảnh hưởng đến đời sống tình dục của vợ chồng.
2. Những ưu nhược điểm của việc đặt vòng tránh thai
Đương nhiên mỗi phương pháp tránh thai đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy khi hiểu rõ sẽ giúp chị em phụ nữ có thể cân nhắc nên sử dụng phương pháp nào để phù hợp với cơ thể và khả năng tài chính của mình nhất.
2.1. Ưu điểm khi đặt vòng tránh thai
– Được đánh giá là một trong những phương pháp tránh thai an toàn nhất có tỷ lệ ngừa thai lên đến 97%, bên cạnh đó đây cũng là một phương pháp có thể sử dụng lâu dài, trung bình từ 5 -10 năm.
– Khi có nhu cầu cần sinh con, bạn có thể đến viện và thực hiện tháo vòng, điều này không ảnh hưởng đến việc sinh con hay mang thai.
– Khi đặt vòng tránh thai sẽ có một khoảng thời gian đầu cần kiêng quan hệ nhưng sau thời gian đó, việc chăn gối của hai vợ chồng không bị ảnh hưởng.
– Phụ nữ sau khi sinh đang trong thời gian cho con bú cũng có thể đặt vòng mà không bị ảnh hưởng đến lượng sữa, việc tiết sữa hay việc chăm con.
2.2. Nhược điểm khi đặt vòng tránh thai
– Đặt vòng tránh thai không phải một phương pháp tránh thai tuyệt đối 100% mà vẫn có thể gặp trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên việc này khá hiếm.
– Việc sử dụng vòng tránh thai sẽ không ngăn ngừa được những bệnh lây qua đường tình dục. Do đó để tránh lây các bệnh lây qua đường tình dục thì cần dùng thêm bao cao su khi quan hệ.
– Những tháng đầu tiên khi đặt vòng có thể lượng kinh nguyệt sẽ ra nhiều hơn bình thường, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thời gian đầu có thể diễn ra. Tuy nhiên chỉ sau một vài chu kỳ, kinh nguyệt của chị em sẽ trở lại bình thường.
3. Những lưu ý khi lựa chọn đặt vòng tránh thai
Dưới đây là những lưu ý dành cho ai đang có ý định hay tìm hiểu về phương pháp đặt vòng tránh thai có thể cân nhắc cũng như tránh được những trường hợp đặc biệt.
– Không phải ai cũng có thể đặt được vòng tránh thai, nếu không hợp thì có thể khiến những người nữ cảm thấy đau lưng, đau bụng, máu kinh ra nhiều,…
– Trong thời gian mang vòng tránh thai nếu có triệu chứng viêm nhiễm, một số dấu hiệu nhận biết như là dịch âm đạo có màu bất thường như là màu vàng, xanh hay xuất hiện mùi hôi khó chịu, các bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được kiểm tra cũng như chữa trị sớm.
4. Những đối tượng chống chỉ định với phương pháp đặt vòng
Một số trường hợp, đối tượng sau sẽ không được thực hiện phương pháp đặt vòng tránh thai:
– Phụ nữ hiện đang nghi ngờ có dấu hiệu mang thai.
– Người đang bị những bệnh liên quan đến phụ khoa, các bệnh ác tính đường sinh dục hay bị viêm vùng chậu…
– Những người đã bị chẩn đoán có tiền sử bị dị tật bẩm sinh tại tử cung hoặc u xơ tử cung.
– Phụ nữ đang trong giai đoạn chẩn đoán và điều trị xuất huyết đường sinh dục.
5. Quy trình đặt vòng tránh thai chuẩn như thế nào
Quy trình thực hiện việc đặt vòng tránh thai được diễn ra như sau:
Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa phụ trách sẽ thực hiện thăm khám ban đầu bên cạnh đó xác định kích thước tử cung của các chị em để đưa ra tư vấn hợp lý.
Bước 2: Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh vùng kín, dùng dụng cụ chuyên dụng là kẹp mỏ vịt đã được khử trùng và gel bôi trơn để tiến hành mở âm đạo thực hiện đặt vòng.
Bước 3: Bắt đầu đưa vòng tránh thai đã được tính toán để phù hợp với cơ thể người nữ vào trong âm đạo. Thời gian thực hiện thủ thuật này khá nhanh và không gây đau đớn cho nữ giới.
Bước 4: Sau khi thực hiện xong quá trình đưa vòng tránh thai vào tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh âm đạo và vùng kín để giúp tình trạng nhiễm khuẩn không xảy ra.
6. Nên đặt vòng tránh thai thời điểm nào
Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp đối với những phụ nữ lựa chọn với phương pháp đặt vòng tránh thai là: sau khi sạch kinh 1-2 ngày và không quan hệ tình dục trước đó.
Đối với những phụ nữ muốn đặt vòng sau sinh thì thời gian khuyến cáo là tối thiểu là phải đảm bảo 6 tháng đối với sinh mổ. Còn với sinh thường thời gian sẽ ngắn hơn, đặc biệt lưu ý trước khoảng thời gian đi đặt vòng hãy kiêng quan hệ vợ chồng hoặc dùng bao cao su khi quan hệ.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã trả lời được cho câu hỏi “Đặt vòng tránh thai là gì?” rồi. Đặt vòng tránh thai nói riêng và các phương pháp tránh thai khác nói chung trước khi thực hiện, chị em cần có sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả tối đa nhé.