Dán răng sứ là phương pháp nha khoa hiện đại để giúp khách hàng có được nụ cười rạng rỡ và dáng vẻ tự tin như mong muốn. Phương pháp này được sử dụng phổ biến cho những trường hợp răng sứt mẻ, răng thưa, răng lệch lạc…Dán răng sứ có tốt không? Làm sao giữ độ bền cho miếng dán?
Menu xem nhanh:
1. Dán răng sứ là phương pháp gì?
Dán răng sứ (dán sứ veneer) là phương pháp phủ một lớp mỏng (chỉ khoảng 0.3 – 0.5mm) có màu sắc tự nhiên lên răng. Lớp mỏng này được gắn lên mặt trước của răng, giúp thay đổi màu sắc, hình dạng, kích thước của răng. Từ đó giúp bạn có được nụ cười rạng rỡ và sự tự tin như mong muốn.
2. Đối tượng phù hợp với dán răng sứ
2.1 Đối tượng được chỉ định
Dán răng sứ phù hợp với những đối tượng như:
– Răng bị đổi màu do: dùng các loại thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh, từng tẩy trắng nhưng không hiệu quả….
– Chân răng bị ngắn, răng bị mòn.
– Răng bị mẻ hoặc gãy.
– Răng mọc lệch lạc và có hình dạng bất thường.
– Răng bị thưa, có khoảng trống lớn giữa răng.
2.2 Đối tượng chống chỉ định
– Bị viêm nha chu.
– Răng lệch hay sai khớp cắn (mức nặng).
– Sâu răng hoặc từng chữa tủy.
3. Dán răng sứ có tốt không?
Dán sứ veneer có nhiều ưu điểm nổi trội như:
3.1 Có độ bền cao
Tại những cơ sở y tế uy tín, miếng dán sứ được nhập khẩu từ các nước có nền nha khoa hàng đầu, chất lượng cao và được bảo hành từ 10 – 15 năm. Ngược lại, tại các cơ sở nha khoa chưa được kiểm định chất lượng thì miếng dán sứ có giá thành rẻ, chất lượng thấp, có thể gây nhiễm trùng và tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng.
3.2 Tính thẩm mỹ cao
Sau khi dán răng sứ, hàm răng có khuyết điểm của bạn sẽ được thay thế bằng một hàm răng có tính thẩm mỹ cao và trắng sáng.
3.3 Không gây tác động đến răng thật
Không giống như bọc răng sứ, dán răng sứ chỉ mài một lớp mỏng men răng bên ngoài nên không tác động quá nhiều đến răng thật. Hơn nữa, dán sứ veneer còn được chứng nhận hầu như không làm chết tủy và rất hiếm trường hợp phải chữa tủy, tủy răng được bảo vệ tối đa.
3.4 Việc ăn uống không bị ảnh hưởng
Sau khi dán răng sứ xong, bạn có thể hoàn toàn ăn uống như bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế tối đa không ăn những đồ đậm màu, những đồ ăn quá cứng hay quá dai vì những thực phẩm này không chỉ tổn thương cho miếng dán sứ mà còn gây ảnh hưởng đến răng thật.
3.5 Lành tính với cơ thể
Theo nghiên cứu từ thử nghiệm của khách hàng, miếng dán sứ là vật liệu an toàn và hoàn toàn lành tính với cơ thể. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi thực hiện phương pháp này nhé.
3.6 Không gây đau đớn, khó chịu
Khi được dán sứ, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn dễ chịu, không có cảm giác ê buốt khi bác sĩ thực hiện thủ thuật mài và dán răng. Đây là một điểm nổi trội khiến nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp này.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền răng sứ
4.1 Cơ sở y tế thực hiện
Đây là yếu tố hàng đầu khách hàng cần xem xét kỹ khi lựa chọn dán răng sứ. Những cơ sở y tế được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn, đạt những danh hiệu lớn và sở hữu những điều kiện tốt sẽ đủ uy tín để thực hiện các dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
4.2 Đội ngũ y bác sĩ
Dán răng sứ được đánh giá không phải là một thủ thuật phức tạp tuy nhiên nó đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ từ việc thăm khám răng miệng tổng quát cho bệnh nhân, tỷ lệ men răng cần mài và cách lắp miếng dán sứ. Chính vì vậy, dán răng sứ cần phải được đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện thẩm mỹ răng, cẩn thận và nhẹ nhàng với bệnh nhân.
4.3 Chất lượng răng sứ
Tại các cơ sở uy tín lớn, miếng dán sứ được nhập khẩu từ nước ngoài và sau khi thực hiện dán sứ, khách hàng sẽ được cấp giấy bảo hành miếng dán sứ. Trường hợp cảm thấy có bất thường hay khó chịu, bạn có thể hoàn toàn được thăm khám và điều chỉnh lại mà không mất thêm bất cứ chi phí nào.
4.4 Chế độ chăm sóc tại nhà
Chế độ chăm sóc tại nhà ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của miếng dán sứ. Bạn cần lưu ý:
– Hạn chế tối đa ăn những đồ ngọt, đồ quá cứng hay quá dai.
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, dùng đồ ăn, đồ uống chứa chất kích thích.
– Không dùng răng để thực hiện các tác động mạnh như cắn, xé,…gây tổn thương răng.
– Hạn chế những đồ uống có gas, có màu đậm.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với khoang miệng, chải răng thường xuyên hàng ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
– Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra chất lượng miếng sứ cũng như tình hình răng miệng tổng quan.
Với những thông tin trên chúng tôi cung cấp, hy vọng rằng đã giải đáp được thắc mắc “dán răng sứ có tốt không” của bạn. Bạn cần lưu ý nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện dán răng sứ, tránh việc thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng và gây nên những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến răng miệng và sức khỏe tổng thể.