Hàn trám răng thưa là phương pháp phổ biến được sử dụng để khắc phục tình trạng khoảng cách hai răng ở quá xa. Cụ thể, phương pháp này có tốt không, cách chăm sóc răng sau khi thực hiện như thế nào, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng răng thưa và những tác hại
1.1 Răng thưa là gì?
Răng thưa là tình trạng khi hai chiếc răng mọc trên cùng một hàm nhưng cách xa nhau. Giữa hai răng sẽ thấy có kẽ hở, mọc không đều và thậm chí là không đủ răng.
Tình trạng răng thưa xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân:
– Răng mọc ngầm, mọc ngược.
– Thiếu răng.
– Khớp cắn ở sâu.
– Có sự chênh lệch giữa xương hàm và răng về kích cỡ.
– Thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng sai cách.
Ngoài ra, trong trường hợp mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cũng có thể là nguyên nhân làm răng bị thưa khi không chữa trị kịp thời.
1.2 Những tác hại của răng thưa
Khi bị răng thưa, các hoạt động, sinh hoạt thường ngày cũng như tình trạng răng miệng nói chung đều phải chịu những tác động không tốt.
1.2.1 Ảnh hưởng cấu trúc xương hàm
Trong trường hợp răng thưa do răng mọc ngầm, mọc ngược hay mọc không đủ sẽ dẫn đến các răng còn lại cũng không còn cố định. Chúng chạy lung tung, khả năng cao dẫn đến ảnh hưởng cấu trúc xương hàm, sai lệch khớp cắn. Từ đó, khả năng ăn nhai của răng sẽ suy giảm, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.
1.2.2 Nguy cơ của nhiều bệnh lý
Khi giữa các răng có khoảng cách lớn sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc lại. Trong trường hợp này, nếu phương pháp vệ sinh không đúng và không đủ để làm sạch răng miệng sẽ chính là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Những vi khuẩn này sẽ phát triển và dần tấn công vào nướu. Những bệnh lý về răng, nướu như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… cũng bắt đầu từ đây.
1.2.3 Giảm tính thẩm mỹ
Nhìn chung, mọi người đều rất đề cao tính thẩm mỹ của răng. Hàm răng thẳng đều, trắng sáng là mong muốn của tất cả mọi người. Và khi rơi vào tình trạng răng thưa, hàm răng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Răng thưa khiến khi cười hay nói chuyện bị lộ ra những kẽ hở. Điều này làm thẩm mỹ của hàm răng cũng như gương mặt nói chung bị suy giảm. Từ đó, sự tự tin trong giao tiếp và trong đời sống thường ngày cũng dần mất đi.
1.2.4 Có thể gây mất thêm răng
Trong hàm răng, mỗi chiếc răng đều giữ một vai trò quan trọng. Chúng tạo nên mối liên kết khăng khít, bền vững giúp răng khỏe mạnh. Vì vậy, khi một chiếc răng bị sai, lệch quỹ đạo vốn phải có cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới các răng còn lại. Điển hình, khi khoảng cách giữa hai chiếc răng lớn hơn bình thường, chúng sẽ khiến răng hàm bị dịch chuyển thường xuyên. Kéo theo đó sẽ là những tác động của vi khuẩn, dễ gây ra các vấn đề răng miệng. Nghiêm trọng nhất là ta phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng.
2. Có nên hàn trám răng thưa hay không?
Hàn trám răng là lựa chọn phổ biến và an toàn để cải thiện tình trạng răng thưa. Răng sau khi được thực hiện hàn trám sẽ thu hẹp kẽ hở, kín lại. Từ đó, nhiều vấn đề về răng thưa cũng được giải quyết nhanh chóng:
2.1 Hàn trám răng thưa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng
Với phương pháp hàn trám, tình trạng răng thưa sẽ được cải thiện rõ rệt. Không còn những kẽ hở, răng xô lệch mà thay vào đó là hàm răng đều màu, khăng khít. Đặc biệt, vẻ đẹp mà phương pháp này đem lại không hề cứng nhắc mà rất tự nhiên. Những vật liệu được sử dụng để hàn trám có màu sắc tương đồng với răng thật. Vì vậy, khi sử dụng sẽ không gây ra tình trạng răng bị màu loang lổ, không đều màu. Từ đó, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ được nâng cao, tạo sự tin khi giao tiếp.
2.2 Hàn trám răng thưa giúp ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý
Như đã nói, chỉ một vài kẽ răng thưa thôi nhưng lại là nguy cơ của nhiều bệnh lý. Sau khi được thực hiện hàn trám, những nguy cơ này sẽ được ngăn ngừa, đảm bảo an toàn cho răng miệng, Không còn tình trạng thức ăn mắc kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Nhờ vậy, hoạt động ăn uống của chúng ta cũng sẽ diễn ra suôn sẻ, an toàn, không còn phải lo lắng về sức khỏe hệ tiêu hóa.
2.3 Hiệu quả cao, chi phí thấp, thực hiện nhanh chóng, đơn giản.
Phương pháp hàn trám không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng răng miệng, ngăn ngừa các vấn đề. Nó còn được ưa chuộng bởi hiệu quả cao nhưng chi phí thấp, quá trình đơn giản, nhanh chóng.
Có 2 cách để thực hiện hàn trám răng là hàn trám trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy quy trình hàn trám gián tiếp có phần cầu kỳ hơn nhưng hiệu quả phương pháp này đem lại có tính duy trì rất cao.
Thông thường, một vết trám răng có tuổi thọ từ 4 đến 8 năm. Thế nhưng tùy thuộc vào một vài yếu tố như vật liệu trám, cách chăm sóc,… , con số này có thể tới hơn 10 năm. Cụ thể, sau mốc thời điểm 8 năm, nha sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá xem có cần thay thế hay điều chỉnh gì không.
Hiệu quả, đơn giản và nhanh chóng nhưng chi phí của phương pháp này lại khiến nhiều người bất ngờ. Nếu đem so sánh, chi phí hàn trám răng chỉ bằng khoảng 1/10 so với chi phí bọc sứ hay nhiều phương pháp nha khoa khác.
3. Phương pháp chăm sóc răng sau khi hàn trám
Trám răng thưa có tuổi thọ bao lâu, có bền không phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của người sử dụng. Nếu sau khi hàn trám, người dùng thường xuyên có những hành động gây hại như ăn nhiều đồ dai, cứng, nhai đá, không vệ sinh đều đặn,… phần hàn trám sẽ không thể bảo toàn được lâu.
Sau đây là một vài lưu ý về phương pháp chăm sóc răng sau khi hàn trám:
– Làm sạch răng miệng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày.
– Từ bỏ những thói quen có hại: nhai đá, cắn móng tay, nghiến răng,…
– Hạn chế ăn những thực phẩm cứng hay dai.
– Lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh răng có chứa fluor.
– Chú ý về chế độ ăn, thực đơn hàng ngày phù hợp.
Với một vài điều trên, phần hàn trám răng có thể được bảo toàn, tăng độ dài tuổi thọ. Bên cạnh những điều trên, thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là thói quen cần được hình thành và duy trì. Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng sẽ giúp tình trạng răng luôn được ổn định, sớm phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề.