Có bầu bị sốt xuất huyết và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Ngọc Hân

Bác sĩ Sản phụ khoa

So với người bình thường, thai phụ mắc bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng và gây khó khăn điều trị đối với cả mẹ và thai nhi. Nếu phụ nữ có bầu bị sốt xuất huyết thì phải làm thế nào? Bài viết chia sẻ tới bạn đọc những lưu ý cần biết nếu gặp phải tình huống này. 

1. Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết ở mẹ bầu 

Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm đối với mọi người. Đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai cần phải điều trị sớm để đề phòng biến chứng, vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi.

Sốt xuất huyết thường không gây dị tật hay các bất thường cho thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng của bé, mẹ bầu có thể sinh non,..

có bầu bị sốt xuất huyết

Mẹ bầu nên cẩn thận trước dịch bệnh sốt xuất huyết bởi bạn dễ gặp nhiều biến chứng hơn người bình thường

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai cũng rất khó đoán và có thể trở nặng nhanh chóng. Triệu chứng bắt đầu bằng sốt cao kéo dài từ 4-7 ngày, thai phụ có thể trải qua đau đầu dữ dội, đau cơ và khớp, buồn nôn, mệt mỏi và mất khẩu vị. Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết.

Theo các bác sĩ của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, không phải khi sốt hết là thai phụ đã bình phục khỏi sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường xảy ra từ ngày thứ 3-7, khi thai phụ có thể vẫn còn sốt hoặc sốt đã giảm, đi kèm với đau bụng, tiêu chảy có lẫn máu màu đen, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu từ niêm mạc,… Khi này, cơ thể của thai phụ đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Ngoài ra, nếu người bệnh bị sốt xuất huyết giai đoạn nặng còn có những biểu hiện như: thân nhiệt giảm dưới 35 độ C, cơ thể chảy máu mạnh, huyết áp giảm nhanh. Mất máu quá nhiều và tăng nhanh lượng huyết tương gây tràn dịch vào phổi, khiến cơ thể trở thành trạng thái hôn mê do phù não, đe dọa tính mạng.

Phụ nữ có bầu bị sốt xuất huyết có thể tăng nguy cơ sảy thai hay thai chết lưu. Ở giai đoạn cuối, sốt xuất huyết có thể gây tử vong cho thai nhi, làm trẻ sơ sinh có thể sinh non hoặc nhẹ cân.

Đặc biệt, sự giảm tiểu cầu đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi, có thể gây ra việc sinh non và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu không kiểm soát, rối loạn dịch não màng, tiền sản giật… Trẻ sơ sinh cũng có thể bị thiếu hụt tiểu cầu trong những ngày đầu và có thể kéo dài vài tuần sau sinh nếu sinh ra từ mẹ bị giảm tiểu cầu.

Có thể nói, có bầu bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng và các nguy cơ không lường trước đối với thai phụ. Vì thế bạn cần hết sức cẩn trọng bảo vệ bản thân trong giai đoạn dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát, tăng nhanh số ca nhiễm như hiện nay.

2. Chế độ chăm sóc cho phụ nữ có bầu bị sốt xuất huyết 

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có hệ miễn dịch yếu hơn, dẫn đến khả năng bị nhiễm bệnh cao hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn sốt xuất huyết gia tăng, mẹ bầu nên tránh đi đến các điểm đang bùng dịch.

Nếu thai phụ tiếp xúc với người mắc sốt xuất huyết và có dấu hiệu bệnh, bạn cần đến viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt, những thai phụ gần đến ngày sinh hoặc sau khi sinh cần được theo dõi chặt chẽ, vì đây là những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao.

Khi phát hiện thai phụ mắc sốt xuất huyết, cần bổ sung nước, giảm sốt một cách hợp lý, nghỉ ngơi và bồi bổ cơ thể. Đồng thời, cần được theo dõi chặt chẽ và cẩn trọng bởi các bác sĩ có chuyên môn.

Mẹ bầu bị sốt nên uống nhiều nước để bù điện giải

Mẹ bầu bị sốt nên uống nhiều nước để bù điện giải

Trong thời gian này, chế độ dinh dưỡng của của phụ nữ có bầu bị sốt xuất huyết cần được chú trọng. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ giúp chị em hồi phục sức khỏe nhanh chóng, cung cấp nguồn năng lượng để nuôi bào thai.

Những nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung vào thời kì này bao gồm việc tăng lượng chất lỏng và các loại muối cần thiết cho cơ thể. Thai phụ có thể uống nước dừa, nước giải khát điện giải, nước trái cây và thực phẩm nấu với nước sạch, ít nhất 3 lít mỗi ngày. Việc duy trì cân bằng chất lỏng trong phôi thai cũng rất quan trọng để chăm sóc sức khỏe của em bé.

Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều hoa quả để cung cấp Vitamin bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

3. Có nên cho con bú khi mẹ bị sốt xuất huyết không? 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh nhiễm trùng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khẳng định rằng sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể quan trọng, giúp bảo vệ trẻ, ngăn ngừa mất nước và tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa mẹ và con.

Việc chăm sóc cẩn thận cho trẻ sơ sinh khi mẹ được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết trước hoặc sau khi sinh là cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Theo các chuyên gia, việc truyền virus sốt xuất huyết từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ là rất ít xảy ra, vì vậy mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú trong thời gian bị bệnh.

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nhẹ vẫn có thể cho con bú bình thường mà không sợ bé bị lây bệnh

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết nhẹ vẫn có thể cho con bú bình thường mà không sợ bé bị lây bệnh

Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như khi người mẹ mắc sốt xuất huyết nặng, bác sĩ có thể đề xuất cho trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức hoặc sữa từ nguồn khác để người mẹ được nghỉ ngơi và không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình cho con bú sữa.

Có thể nói, mẹ bầu bị sốt xuất huyết luôn cần có sự chăm sóc của gia đình và bác sĩ để an tâm điều trị, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp các mẹ chủ quan, thấy giảm sốt tức là bản thân đã khỏi bệnh. Điều này là vô cùng sai lầm, mẹ bầu nên lưu ý.

Các bác sĩ sản khoa tại Thu Cúc TCI khuyên mẹ bầu nên đi khám thai định kì tại các mốc quan trọng. Ngoài ra, khi phát hiện có biểu hiện sốt xuất huyết, bạn cần đến khám để kiểm tra và nhận chỉ định điều trị hợp lý với thể trạng tuần thai và sức khỏe hiện tại của bản thân. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng sức khỏe, sinh non, con nhẹ cân,…

Để được tư vấn về chế độ chăm sóc sức khỏe thai kì, bạn hãy để lại thông tin liên hệ của để Thu Cúc TCI hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital