Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Tuy bệnh này không nguy hiểm và có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ bị tái phát và khiến cho trẻ khó chịu, biếng ăn. Chính vì thế, bố mẹ cần nắm rõ những cách chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả nhất tại nhà dưới đây để chăm sóc cho con yêu thật tốt nhé!
Menu xem nhanh:
1. Mật ong chữa hiệu quả nhiệt miệng
Mật ong đứng đầu trong danh sách những thực phẩm chữa hiệu quả nhiệt miệng ở trẻ em. Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn của mật ong là 30%.
Do tính kháng khuẩn, chống viêm tốt nên sẽ giảm thiểu tình trạng đau đớn do vết loét miệng gây ra. Mật ong còn có khả năng ngăn chặn các vết loét lây lan, phát triển ở vùng nướu và miệng. Hơn nữa, mật ong có vị ngọt nên trở thành phương pháp chữa nhiệt miệng cho trẻ em phổ biến nhất.
Có 2 cách sử dụng mật ong thông thường mà mẹ có thể tham khảo:
– Chấm trực tiếp mật ong lên khu vực nhiệt miệng hoặc cho trẻ ngậm hàng ngày.
– Mẹ trộn mật ong với bột nghệ để thoa lên vết loét miệng giúp vết loét chóng lành và tái tạo các mô tổn thương.
Lưu ý khi sử dụng mật ong là chỉ dành cho những bé trên 12 tháng tuổi.
2. Cam thảo
Nóng trong là một trong những tác nhân gây nhiệt miệng, do đó những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể sẽ là “bài thuốc quý” để chữa trị hiệu quả. Trong số đó không thể không nhắc đến cam thảo có tác dụng cao, không còn gây nhiệt miệng.
Lưu ý khi sử dụng cam thảo là mẹ chỉ nên cho con uống 1-2 lần/ngày và nên ngừng khi thấy vết nhiệt miệng có dấu hiệu lành vì có thể ảnh hưởng đến tim mạch nếu sử dụng quá liều lượng. Thêm vào đó, cam thảo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi.
3. Nước củ cải
Dùng nước củ cải cho con súc miệng là một trong những phương pháp mà các bác sĩ khuyến khích sử dụng cho trẻ em. Vừa có tác dụng giảm nhiệt miệng vừa làm sạch vùng miệng an toàn. Cách làm rất đơn giản với công thức nước củ cải súc miệng mày. Cụ thể, mẹ giã hoặc xay củ cải, hòa với nước lọc theo tỷ lệ 1:3 và lọc lấy nước, sau đó cho con súc miệng 2-3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn.
4. Lô hội (nha đam)
Nhựa trong lô hội có tính kháng khuẩn cao giúp làm giảm sưng, đau và vết thương mau lành hơn. Mẹ hãy cắt một đoạn lô hội, rửa sạch, và tiến hành cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, lấy phần nhựa trắng bôi vào các nốt lở loét quanh miệng của con. Thực hiện 2 lần mỗi ngày giúp con khỏi nhiệt miệng nhanh chóng.
5. Giấm táo
Giấm táo được xem là kháng sinh tự nhiên chữa trị bệnh nhiệt miệng. Với nồng độ axit axetic cao, giấm táo có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn cho cơ thể của bé. Mẹ hãy pha giấm táo với nước ấm với tỷ lệ bằng nhau và cho trẻ súc miệng hằng ngày.
6.Trà giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả
Thành phần tanin có trong trà xanh, trà đen có khả năng cao trong việc giảm đau và viêm sưng. Mẹ có thể sử dụng túi lọc trà và đắp lên vết loét của con hoặc cách khác mẹ cũng có thể cho bé ngậm nước trà.
7. Bột sắn dây
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhiệt miệng rất tốt. Bố mẹ cho con uống bột sắn dây 1-2 lần/ngày sẽ giảm nhiệt miệng nhanh chóng. Các phổ biến nhất là hòa bột sắn với nước nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé dễ uống.
8. Sữa chua
Mỗi ngày mẹ cho con ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt và có lợi việc chống vi khuẩn xâm nhập từ bên trong.
9. Các loại lá có tính mát
Có rất nhiều loại lá được ví như “thần dược thiên nhiên” để giúp trẻ khỏi nhiệt miệng và tránh bệnh tái phát nhiều lần, chẳng hạn như lá húng quế, lá diếp cá, rau ngót, rau mồng tơi, rau má, râu ngô,… Tất cả loại lá này đều có khả năng chống viêm, giảm sưng đau, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Bố mẹ có thể chọn cách ép lấy nước cho con uống hoặc giã và đắp lên vùng nhiệt miệng của con đều hiệu quả từ 2-3 ngày.
10. Các món ăn mẹ nên chế biến để chữa nhiệt miệng cho con
Dưới đây là một số món ăn giúp quá trình chữa nhiệt miệng của bé nhanh chóng khỏi mà mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của con hàng ngày.
– Các loại cháo, súp: đây là món ăn đầu tiên trong danh sách thực đơn chữa trị nhiệt miệng cho bé. Bé vẫn ăn ngon miệng mà không cần nhai quá nhiều, tác động đến các vết loét trong miệng. Mẹ có thể kết hợp thêm các loại rau củ quả, tiêu biểu là súp lơ xanh, rau bina, rau ngót để bổ sung vitamin, khoáng chất cho con.
– Nước ép trái cây: với hàm lượng vitamin và khóa chất cao, nước ép trái cây giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả, giảm nóng trong và phòng chống nhiệt miệng. Loại nước ép được khuyến khích nhiều là nước ép dứa vì dứa có tính bình, nhiều vitamin C, chất xơ làm mát có lợi cho sức khỏe. Nước ép bưởi chứa flavonoid có tác dụng chống vi khuẩn giúp trẻ nhanh lành bệnh. Tuy nhiên, cũng chỉ nên cho trẻ uống 1-2 cốc nước ép một tuần.
– Nước chanh hương sả hạt: chanh sả có tác dụng kháng khuẩn kết hợp với hạt chia cung cấp nhiều dinh dưỡng giúp cho việc nhanh lành vết loét.
Trên đây là danh sách những cách chữa nhiệt miệng ở trẻ con hiệu quả nhất mà ba mẹ có thể áp dụng dễ dàng ngay tại nhà. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh không có lợi cho sức khỏe của con mẹ nên sử dụng những bài thuốc thiên nhiên này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho con, tránh những tác dụng phụ không mong muốn của những thực phẩm này, bố mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất.