Chửa ngoài dạ con thử que có lên không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ khi mới mang thai. Bởi lẽ chửa ngoài dạ con là một tình trạng không hiếm gặp nên chị em phụ nữ cần trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về hiện tượng chửa ngoài dạ con
Với những bào thai bình thường, sau khi trứng thụ tinh sẽ trở thành noãn và dịch chuyển dần vào bên trong dạ con theo ống dẫn trứng. Bình thường, sự thụ tinh sẽ diễn ra ở ⅓ phía bên ngoài ống dẫn trứng và trứng thụ tinh sẽ vừa dịch chuyển vào dạ con vừa phát triển thành phôi thai. Do đó, phải mất vài ba ngày sau thì phôi thai mới vào tới buồng tử cung để làm tổ và phát triển ở đó.
Nếu vì một lý do nào đó, phôi thai không dịch chuyển được vào bên trong dạ con mà bị mắc kẹt trên đường di chuyển của ống dẫn trứng, nó sẽ dừng lại ngay vị trí này và làm tổ, phát triển. Vì lòng ống dẫn trứng chỉ nhỏ giống như que tăm nên không phù hợp với sự phát triển của phôi thai. Do đó, nó sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường và nếu không được điều trị kịp thời. Thai ngoài dạ con sẽ bị vỡ, chảy nhiều máu và có nguy cơ bị biến chứng vô sinh, hiếm muộn, thậm chí là tử vong.
2. Dấu hiệu thường gặp của hiện tượng chửa ngoài dạ con
Một số triệu chứng thường gặp của hiện tượng chửa ngoài dạ con là: rong huyết nhẹ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng dưới, nhói bụng, đau một bên cơ thể, chóng mặt, mệt mỏi, đau vai, cổ hoặc trực tràng, ngất xỉu,… Do đó, nếu trứng đã thụ tinh mà gặp phải tình trạng này, chị em phải nhanh chóng tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
3. Phụ nữ chửa ngoài dạ con thử que có lên không?
Câu trả lời cho câu hỏi “Chửa ngoài dạ con thử que có lên không?” là “Có”. Theo các chuyên gia, khi sử dụng que thử thai, dù mẹ chửa ngoài dạ con thì que vẫn hiện lên 2 vạch. Bởi lẽ dù chửa ngoài dạ con thì trứng cũng đã thụ tinh thành công và bên trong nước tiểu đã bắt đầu xuất hiện hàm lượng hCG, chỉ khác là thay vì phôi thai nằm ở trong tử cung thì nó lại nằm tại vị trí khác.
So với thai kỳ bình thường, nồng độ hormone HCG sẽ tăng dần theo thời gian thì với trường hợp thai ngoài tử cung, nồng độ này sẽ giảm dần. Vì thế khi mẹ bầu thử bằng que liên tục, vạch thứ 2 sẽ không rõ lên theo thời gian hoặc chỉ lên mờ như hồi đầu.
Khi sử dụng que thử thai và hiện lên 2 vạch có nghĩa là chị em đã mang thai. Tuy nhiên để xác định chính xác thai nằm trong hay ngoài tử cung thì cần siêu âm cụ thể. Nếu nghi ngờ thai không làm tổ đúng vị trí bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm qua đầu dò âm đạo để xác định chính xác vị trí túi thai.
4. Phụ nữ mang thai ngoài tử cung nên làm gì khi thử que lên vạch
Khi sử dụng que thử thai và hiện lên 2 vạch có nghĩa là chị em đã mang thai. Tuy nhiên, nếu kèm theo những dấu hiệu như chảy máu âm đạo hoặc triệu chứng khác thì chị em phải nhanh chóng tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám cẩn thận.
Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám sàng lọc để phát hiện ra mang thai ngoài tử cung. Cụ thể là:
– Siêu âm để kiểm tra xem thai làm tổ ở đâu, tình trạng tử cung và hai phần phụ thế nào.
– Xét nghiệm máu để kiểm tra kỹ nồng độ hormone. Nếu nồng độ hormone bất thường thì có nghĩa là chị em đang chửa ngoài dạ con hoặc sẩy thai.
5. Cách điều trị khi chửa ngoài dạ con
Việc xác định biện pháp điều trị chửa ngoài dạ con sẽ tùy thuộc vào thời gian bác sĩ phát hiện ra tình trạng này cũng như sức khỏe hiện tại của chị em. Nếu phát hiện sớm và ống dẫn trứng vẫn chưa vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định chị em:
– Sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lớn lên của phôi thai.
– Phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối thai.
Nếu phát hiện muộn là ống dẫn trứng đã vỡ, chị em bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Trong trường hợp buồng trứng và ống dẫn trứng bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ bắt buộc phải loại bỏ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Chửa ngoài dạ con thử que có lên 2 vạch không?” cũng như những thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề này. Từ đó, chị em sẽ tìm được giải pháp phù hợp để giúp cơ quan sinh sản tránh được tổn thương và hạn chế nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn, thậm chí là tử vong.