Chữa bệnh loét dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa, xuất hiện ở mọi lứa tuổi và dễ dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. bài viết dưới đây cung cấp thông tin và phương pháp chữa bệnh loét dạ dày để bạn tham khảo

  • điều trị bệnh loét dạ dày
  • bệnh viêm dạ dày trào ngược là gì
  • bệnh viêm dạ dày
viem loet da day ta trang

Loét dạ dày khiến cho người bệnh chán ăn, khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống

1. Triệu chứng của loét dạ dày là gì?

Thường gặp ở những người loét dạ dày là triệu chứng đau âm ỉ vùng thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… Chính vì thế, bên cạnh việc chịu đựng các cơn đau, bệnh nhân thường gầy yếu, suy nhược do tiêu hóa kém, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như khả năng làm việc.

2. Nguyên nhân chính nào gây nên bệnh viêm loét dạ dày?

Mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố đó là bảo vệ và tấn công ở dạ dày là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh.. Sự mất cân bằng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thường gặp khác như: uống nhiều bia rượu, ăn uống không điều độ khoa học, thức ăn nhiều đồ cay nóng, làm việc trí óc căng thẳng, stress…

nhung-thuc-pham-tuyet-doi-khong-duoc-an-khi-bi-dau-mat-do2

Ăn nhiều thực phẩm cay nóng cũng dễ bị viêm loét dạ dày

3. Cách nào để chẩn đoán loét dạ dày?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như đau vùng thượng vị, ợ chua… tiền sử bệnh và các xét nghiệm, chụp XQ dạ dày, nội soi dạ dày là công cụ chẩn đoán viêm loét dạ dày tốt nhất.

4. Bệnh viện Thu Cúc có các dịch vụ chẩn đoán loét dạ dày trên không?

Bệnh viện Thu Cúc có đầy đủ trang thiết bị y tế để hỗ trợ việc chẩn đoán loét dạ dày, hiện tại Thu Cúc còn áp dụng nội soi dạ dày gây mê giúp bệnh nhân trải nghiệm quá trình nội soi nhẹ nhàng và mang lại kết quả chính xác cao.

noi soi tieu hoa

Nội soi để chẩn đoán bệnh, từ đó có cách chữa bệnh loét dạ dày hiệu quả nhất

5. Cách chữa bệnh loét dạ dày?

Điều trị diệt HP (Nếu viêm loét do HP), thông thường uống  kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế tiết acid dịch vị trong 1-2 tuần, bên cạnh đó có thể cho thêm các thuốc tăng tiết dịch nhầy (Mucosta), thuốc bao bọc niêm mạc (Gastropulgite), việc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Nếu viêm loét do thuốc thì ngưng thuốc hoặc chuyển đổi thuốc khác  là một yêu cầu bắt buộc.

Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ tích cực điều trị loét dạ dày, vậy chế độ ăn uống thế nào được coi là tốt?

– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không gây kích ứng

– Không nên ăn thức ăn quá lạnh hay quá nóng

– Không ăn những loại thức ăn có độ chua, thức ăn đã lên men

– Không nên uống các loại nước có gas, cà phê, đồ uống có cồn, không hút thuốc lá

– Nên ăn nhiều bữa trong một ngày, tránh ăn quá no hoặc để quá đói.

Ngoài ăn uống, cần phải chú ý những gì?

– Cân bằng giữa vận động, làm việc và nghỉ ngơi.

– Tránh căng thẳng, lo âu, mệt mỏi và tránh bị mất ngủ.

Sau khi đã chữa bệnh loét dạ dày khỏi, để chữa dự phòng bị đau trở lại có nên ăn bột nghệ trộn mật ong hay không?

Có thể ăn bột nghệ vàng hoặc uống nghệ pha với mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ hay nấu thức ăn cùng với bột nghệ có thể giúp phòng tái phát đau dạ dày.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về chữa bệnh loét dạ dày và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital