Nhiều năm gần đây, viêm màng não do khuẩn não mô cầu đang ngày càng diễn biến phức tạp và lan rộng. Đối tượng dễ bị virus viêm màng não mô cầu tấn công nhất là trẻ em. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp nên rất dễ bùng thành dịch. Việc tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu là cách hiệu quả nhất để giúp phòng tránh, kiểm soát tốt căn bệnh này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi thực hiện tiêm chủng.
Menu xem nhanh:
1. Viêm màng não mô cầu – căn bệnh chớ nên coi thường
Viêm màng não mô cầu là bệnh lý có thể tấn công bất cứ đối tượng nào, nhưng đặc biệt dễ mắc nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và những người trong độ tuổi từ 15 đến 24. Virus viêm màng não mô cầu Neisseria meningitidis khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra viêm màng não hoặc viêm não, thậm chí là cả hai. Có 12 nhóm huyết thanh được xác định là tác nhân gây bệnh. Nhóm phổ biến nhất gồm A, B, C, Y, X, và W-135.
Bệnh viêm màng não mô cầu lây qua đường hô hấp và có thể diễn biến cực nhanh chỉ trong 24 giờ. 8 giờ đầu, người nhiễm virus có thể có các biểu hiện như sốt cao, nôn ói, đau đầu, chóng mặt, thậm chí có trường hợp hôn mê. Đây là những biểu hiện dễ thấy ở những người mắc bệnh đường hô hấp. Cụ thể:
– Viêm màng não: Biểu hiện bởi các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, người mệt mỏi, chán ăn, cổ cứng. Ở trẻ dưới 1 tuổi, có thể thấy ở phần thóp phồng lên. Trẻ lừ đừ, bỏ ăn, quấy khóc nhiều.
– Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết do virus viêm màng não mô cầu Neisseria meningitidis thường có những biểu hiện như sốt cao, rét, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ khớp (thường đau rõ tại sống lưng và hai chân), nôn ói. Có tới 75% người nhiễm virus phát hiện nốt tử ban sau 1 hoặc 2 ngày sốt cao.
2. Vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu: Vai trò và lịch tiêm
Viêm màng não mô cầu được nhận định là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ để lại di chứng kéo dài và gây tử vong ở trẻ nhỏ. Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh chủ động và hiệu quả nhất.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu. Trẻ nhỏ được tiêm vắc xin đầy đủ có khả năng miễn dịch với cả 3 thể huyết thanh gây bệnh nguy hiểm thường gặp là A, B, C. Tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, với vắc xin viêm não mô cầu AC thực hiện từ 2 tuổi trở lên. Sau đó, trẻ được tiêm nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ để có khả năng miễn dịch tốt.
2.1. Vai trò của việc tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu
Vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là các chủng nguy hiểm A, B, C, chúng ta cần tiêm ngừa cả hai loại vắc xin viêm não mô cầu AC và BC.
2.2. Lịch thực hiện tiêm phòng vắc xin viêm màng não mô cầu
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cần phải thực hiện theo lịch tiêm đối với từng loại vắc xin để đảm bảo hiệu quả.
– Lịch tiêm với vắc xin AC – vắc xin có khả năng ngừa bệnh do virus thuộc týp A và týp C gây ra: Trẻ được tiêm khi đủ 2 tuổi trở lên. Sau đó, mũi nhắc lại sẽ được thực hiện cách mũi đầu từ 3 đến 5 năm.
– Lịch tiêm với vắc xin BC – vắc xin có khả năng ngừa bệnh do virus thuộc týp B và týp C gây ra: Tiêm được cho trẻ em từ 6 tháng tuổi, thực hiện đủ 2 mũi tiêm. Mũi 1 là mũi đầu tiên, mũi 2 cách mũi 1 từ 6 đến 8 tuần.
– Lịch tiêm với vắc-xin Menactra (loại vắc xin có thể ngừa bệnh từ các chủng nhóm A, C, Y và W-135): Đối với mỗi độ tuổi, lịch tiêm chủng loại vắc xin này sẽ khác nhau. Trẻ đủ 9 tháng tới 24 tuổi sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 tháng. Người trưởng thành từ 24 tuổi trở lên chỉ cần tiêm một mũi vắc xin duy nhất. Sau đó, để củng cố hiệu quả phòng bệnh, cách 4 năm sau mũi đầu, bạn có thể thực hiện tiêm nhắc lại.
3. Cần chú ý gì sau khi tiêm vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu?
Sau khi tiêm màng não mô cầu, cơ thể có thể xảy ra một số phản ứng phụ như sưng, đau, nổi ban đỏ, mệt mỏi,… Vì vậy, sau tiêm, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Ở lại đơn vị tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi các phản ứng cơ thể.
– Không tự ý sử dụng thuốc, đắp hoặc bôi bất cứ gì lên vị trí tiêm.
– Nắm rõ thông tin về mũi tiêm, lịch tiêm, thời gian tiêm sau khi ra về.
– Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm cần thiết cho việc cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường vitamin và các khoáng chất có lợi cho việc tăng sức bền.
– Theo dõi sát các phản ứng của trẻ trong 1 đến 2 ngày sau tiêm. Nếu có bất cứ triệu chứng khác thường nào, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới khám và theo dõi tại các cơ sở y tế.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện đang triển khai dịch vụ chích ngừa phòng bệnh. Trong đó, vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu cũng là sự lựa chọn của rất nhiều người khi đến với phòng tiêm.
Những ưu điểm khiến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nhận được nhiều sự quan tâm:
– Có đầy đủ vắc xin BC và Menactra, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
– Trước tiêm, khách hàng được thực hiện khám sàng lọc cùng bác sĩ để nhận tư vấn về loại vắc xin phù hợp cũng như tình trạng sức khỏe, các lưu ý cần biết trước và sau tiêm.
– Bác sĩ có kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề, thắc mắc khi thực hiện tiêm chủng.
– Nguồn vắc xin được đảm bảo chất lượng, lưu trữ cẩn thận trước khi tiêm cho khách hàng.
– Cơ sở vật chất đầy đủ, có các phòng khám phục vụ mọi tình huống, trường hợp cần thiết.
– Thông tin tiêm chủng, lịch tiêm, các mũi tiêm đã thực hiện được lưu trữ tại cổng thông tin Hệ thống tiêm chủng quốc gia để khách hàng tiện tra cứu.
Như vậy, những thông tin trên cũng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tiêm phòng viêm màng não mô cầu, những lưu ý cần nắm rõ sau tiêm. Quan trọng nhất, hãy tìm cho mình một địa chỉ tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, được thăm khám cẩn thận trước tiêm để thực hiện tiêm phòng viêm màng não mô cầu một cách đầy đủ, hiệu quả và an toàn.