Răng hàm có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố chức năng, sức khoẻ của răng miệng. Răng hàm bị mất có thể ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt khiến nhiều người vô cùng lo ngại. Trồng răng hàm là kỹ thuật nha khoa cải thiện thẩm mỹ, phục hồi chức năng nhai của răng hàm cho mọi người. Vậy chi phí trồng răng hàm hết bao nhiêu tiền, bài viết sau đây sẽ mang tới cho bạn những thông tin hữu ích về thủ thuật nha khoa này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao phải trồng răng hàm?
Răng hàm là răng nhai quan trọng nhất, nằm ở vị trí số 6 và số 7 trên cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Trong nhiều trường hợp, răng khôn số 8 khi không mọc lệch, không mọc ngầm cần phải nhổ thì cũng được cho là răng hàm. Cấu tạo của răng hàm tương tự như các răng khác, có ba phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Răng hàm có kích thước khá lớn, nhiều chân răng nên đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính.
Vì một số nguyên nhân như bệnh lý hoặc chấn thương khiến răng hàm bị mất hoặc phải nhổ bỏ. Răng hàm bị mất trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng:
– Mất lực nhai do răng hàm đảm nhiệm vị trí ăn nhai chính trong toàn bộ hàm răng. Mất răng hàm đồng nghĩa với việc khả năng nhai của mọi người bị giảm sút, lực nhai yếu hơn, khó nghiền nhỏ thức ăn hơn.
– Răng hàm bị thiếu lâu ngày sẽ khiến cấu trúc hàm thay đổi, tiêu xương hàm, mất cân đối khớp cắn.
– Gây ra tình trạng tụt nướu, mất cân đối khuôn mặt, cơ mặt chảy xệ, khiến gương mặt trở nên già nua.
– Dễ khiến răng miệng mắc các bệnh lý như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…
Để cải thiện những khiếm khuyết do răng hàm bị mất gây ra, nhiều người đã lựa chọn các phương pháp trồng răng hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng răng phục hình nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi chỉ định trồng hoặc phương pháp phù hợp với từng người.
2. Chi phí trồng răng hàm hết bao nhiêu tiền?
Về cơ bản, chi phí niềng răng phụ thuộc nhiều vào các phương pháp bạn lựa chọn để thực hiện. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng hàm chính thường được áp dụng tại nha khoa là đeo hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và có mức phí khác nhau.
2.1. Chi phí trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp khắc phục răng bị mất truyền thống sử dụng khuôn răng giả, gắn trực tiếp vào hàm thật của mọi người. Hàm tháo lắp có tính linh hoạt, có thể tháo ra dễ dàng để vệ sinh sau khi ăn. Do đó, phương pháp này được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người lớn tuổi bị mất nhiều răng hàm. Quy trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chi phí cũng tối ưu dao động từ khoảng 2-10 triệu đồng một hàm.
2.2. Trồng răng hàm bằng cầu răng sứ hết bao nhiêu tiền?
Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng răng bán cố định, áp dụng trong trường hợp mất số lượng răng không quá lớn do nguyên tắc của phương pháp này là phải mài răng bên cạnh để làm trụ bắc cầu. Cầu răng sứ khôi phục sức ăn nhai như răng thật nhưng vẫn không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Phương pháp này có độ bền cao, có thể lên tới hơn 10 năm nếu mọi người biết chăm sóc răng miệng đúng cách. Phương pháp bắc cầu răng sứ phục hình răng hàm bị mất có chi phí từ 2 triệu – 10 triệu đồng/răng.
2.3. Cấy ghép Implant trồng răng hàm hết bao nhiêu tiền?
Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng cố định vào xương hàm với kết cấu răng giống với răng thật bao gồm trụ (như chân răng) và mão răng. Implant là phương pháp trồng răng khắc phục được mọi khuyết điểm của việc mất răng hàm gây ra. Nhờ đó, bạn có thể sở hữu hàm răng không chỉ đều đặn, chắc khỏe mà còn đảm bảo thẩm mỹ. Kỹ thuật cấy ghép Implant có độ bền lên tới hơn 20 năm trở lên. Nếu biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, răng Implant có thể bền đến trọn đời. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội, hương pháp này thường có giá thành khá cao, có thể lên tới hàng chục triệu đồng một răng.
Ngoài các phương pháp chính thì một số yếu tố liên quan tới chất lượng trang thiết bị y tế, tay nghề của bác sĩ, độ uy tín của nha khoa… cũng là yếu tố ảnh hưởng tới mức phí người bệnh phải chi trả khi có nhu cầu trồng răng hàm. Liên hệ trực tiếp với các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn là cách tốt nhất để biết được mức phí trồng răng của bản thân.
3. Lời khuyên chăm sóc răng hàm từ bác sĩ TCI
Chăm sóc răng hàm sau khi trồng đúng cách là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Theo các bác sĩ Nha khoa Quốc tế Thu Cúc, chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp khôi phục khả năng nhai của răng hàm mà còn duy trì tuổi thọ tối ưu, thậm chí là trọn đời và ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng. Người mới trồng răng bằng các phương pháp kể trên cần lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc răng miệng:
– Chườm đá nhẹ trong ngày đầu sau khi trồng răng để giảm tình trạng sưng và khó chịu ở khoang miệng.
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc theo các chỉ dẫn trên mạng.
– Tránh vận động mạnh, tác động vật lý vào vị trí răng mới trồng để ngăn ngừa chấn thương, chảy máu.
– Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh để chải răng với tần suất ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi ăn. Chỉ chải răng nhẹ nhàng trong những ngày đầu sau khi trồng.
– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, sử dụng tăm nước để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa còn sót trong kẽ răng khi răng đã ổn định.
– Không sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn, có màu để tránh làm hỏng men răng, gây hôi miệng.
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và đánh giá tình trạng răng sau khi trồng cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng trước các vấn đề về bệnh lý.
Trồng răng hàm hết bao nhiêu tiền dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng phụ thuộc vào phương pháp trồng cùng rất nhiều yếu tố khác. Để biết được mức phí mình phải chi trả khi có nhu cầu trồng răng hàm, TCI khuyên bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn phương pháp phù hợp với mức phí tối ưu. Đừng quên lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để bảo vệ sức khỏe hàm răng của mình nhé.