Tỉ lệ tử vong do uốn ván phụ thuộc nhiều vào điều kiện cấp cứu và điều trị, tuy nhiên một khi đã nhiễm bệnh tỉ lệ này thường rất cao (lên tới 95%). Cho đến nay bệnh không có phương pháp đặc trị, tuy nhiên uốn ván có thể được đề phòng hiệu quả bằng cách tiêm phòng. Vậy chi phí tiêm uốn ván tại Hà Nội là bao nhiêu? Cùng TCI tham khảo dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của tiêm phòng bệnh uốn ván
1.1. Uốn ván và những biến chứng nguy hiểm
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván gây ra tại vết thương hở trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng thường thấy của bệnh là cứng hàm, cơ cứng các cơ tăng dần kèm theo đau đớn ở cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng và toàn thân. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân sẽ gặp các tư thế đặc trưng như cong ưỡn người ra sau, cong sang một bên, gập người ra đằng trước hoặc thẳng cứng người.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như co thắt hầu họng, thanh quản, tắc nghẽn đường thở gây ngạt, sặc, trào ngược dịch dạ dày và phổi, ứ đọng đờm dãi và suy hô hấp do co thắt kéo dài, viêm phế quản, viêm phổi, tắc nghẽn động mạch phổi, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm ở vị trí tiêm truyền tĩnh mạch, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn thăng bằng điện giải, suy thận, gãy xương,…
Tỉ lệ tử vong do uốn ván phụ thuộc nhiều vào điều kiện cấp cứu và điều trị, tuy nhiên một khi đã nhiễm bệnh tỉ lệ này thường rất cao (lên tới 95%). Cho đến nay bệnh không có phương pháp đặc trị, tuy nhiên uốn ván có thể được đề phòng hiệu quả bằng cách tiêm phòng. Cần lưu ý vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch trọn đời, do đó cần định kỳ tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả.
1.2. Phác đồ tiêm phòng uốn ván theo khuyến cáo
Để phòng bệnh uốn ván có thể sử dụng các loại vắc xin sau:
– Vắc xin uốn ván đơn.
– Vắc xin 3 trong 1.
– Vắc xin 4 trong 1.
– Vắc xin 5 trong 1.
– Vắc xin 6 trong 1.
Theo đó phác đồ tiêm từng loại như sau:
Vắc xin TT (vắc xin uốn ván hấp phụ)
Bản chất vắc xin: Giải độc tố uốn ván.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Liều dùng: 0.5ml.
Đường dùng: Tiêm bắp.
Lịch tiêm với đối tượng chưa được tiêm vắc xin có kháng nguyên uốn ván bao giờ:
– Mũi 1: Thời điểm bắt đầu tiêm.
– Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 4 tuần.
– Mũi 3: Sau mũi 2 ít nhất 6 tuần.
– Mũi 4 và 5: Sau mũi 3 và cách nhau ít nhất 1 năm.
Lịch tiêm với đối tượng bị thương:
– Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản có thành phần uốn ván: Tiêm nhắc lại 1 mũi và không tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
– Nếu chưa tiêm các mũi vắc xin cơ bản phòng uốn ván: Tiêm theo lịch cơ bản trên và tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván cùng ngày tiêm mũi 1.
Lịch tiêm với phụ nữ có thai lần đầu:
– Nếu chưa tiêm các mũi vắc xin phòng uốn ván cơ bản hoặc chưa tiêm nhắc lại: Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần, mũi 2 trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
– Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản và đã nhắc lại vắc xin phòng uốn ván trước khi mang thai: Tiêm 1 mũi trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Lịch tiêm với phụ nữ có thai từ lần thứ hai trở đi:
– Tiêm nhắc lại 1 mũi, không cần quan tâm đến khoảng cách các lần có thai và mũi tiêm cũng cần trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
Vắc xin 3 trong 1 Adacel (Canada/Sanofi, Pháp) hoặc Boostric (Bỉ/GSK)
Bản chất vắc xin: Giải độc tố bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào giảm liều.
Đối tượng sử dụng:
– Trẻ em từ 4 tuổi trở lên (tiêm nhắc).
– Phụ nữ tiền mang thai (tiêm nhắc).
– Phụ nữ có thai ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ (tiêm nhắc).
– Đối tượng bị thương (tiêm nhắc hoặc tiêm cơ bản).
– Người lớn chủ động tiêm phòng (tiêm nhắc hoặc tiêm cơ bản).
Liều dùng: 0.5ml.
Đường dùng: Tiêm bắp.
Lịch tiêm với số mũi tiêm phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng:
– Tiêm cơ bản cho đối tượng chưa được tiêm phòng vắc xin có kháng nguyên uốn ván, bạch hầu, ho gà bao giờ: 3 mũi theo lịch 0-1-6 tháng.
– Tiêm nhắc lại cho các đối tượng đã được tiêm các mũi cơ bản trước đó: 1 mũi cách mũi cuối cùng tối thiểu 4 tuần và tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp/Sanofi)
Bản chất vắc xin: Giải độc tố bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
Liều dùng: 0.5ml.
Đường dùng: Tiêm bắp.
Lịch tiêm với số mũi tiêm phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng của trẻ:
– Với trẻ chưa tiêm các mũi cơ bản: Tiêm theo phác đồ 0-1-2 tháng hoặc 0-1-6 tháng.
– Với trẻ đã tiêm các mũi cơ bản: Tiêm 1 mũi sau mũi thứ 4 khoảng 4 năm (thường rơi vào khoảng 4-6 tuổi).
Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp/Sanofi) và Infanrix hexa (Bỉ/GSK)
Bản chất vắc xin: Giải độc tố bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 2 tuổi.
Liều dùng: 0.5ml.
Đường dùng: Tiêm bắp.
Lịch tiêm 4 mũi gồm:
– Mũi 1: Thời điểm bắt đầu tiêm.
– Mũi 2: Sau mũi 1 1 tháng.
– Mũi 3: Sau mũi 2 1 tháng.
– Mũi 4 (mũi nhắc lại): Sau mũi 3 12 tháng.
2. Tìm hiểu về chi phí tiêm uốn ván tại Hà Nội
2.1. Chi phí tiêm uốn ván có cao không?
Mức chi phí tiêm uốn ván thường không quá cao và sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Loại vắc xin bạn lựa chọn.
– Phòng tiêm chủng thực hiện.
– Các chương trình ưu đãi.
Để lựa chọn được phòng tiêm có chi phí hợp lý nhất, bạn cần lưu ý:
– Tham khảo từ người thân, người quen đã có kinh nghiệm.
– Gọi điện tới tổng đài của phòng tiêm để được tư vấn chi tiết.
– So sánh các mức giá của những cơ sở khác nhau để có cái nhìn bao quát ưu nhược điểm và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
2.2. Chi phí tiêm uốn ván tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI – Hà Nội
Chi phí tiêm uốn ván cụ thể tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI như sau:
– Vắc xin TT (vắc xin uốn ván hấp phụ) cho trẻ em và người lớn có giá 165.000 vnđ.
– Vắc xin SAT (HT kháng độc tố uốn ván) cho trẻ em và người lớn có giá 165.000 vnđ.
– Vắc xin 3 trong 1 Adacel cho trẻ em và người lớn có giá 700.000 vnđ.
– Vắc xin 3 trong 1 Boostric cho trẻ em và người lớn có giá 800.000 vnđ.
– Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim cho trẻ em có giá 560.000 vnđ.
– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim cho trẻ em có giá 1.100.000 vnđ.
– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa cho trẻ em có giá 1.050.000 vnđ.
Trên đây là thông tin về chi phí tiêm uốn ván tại Hà Nội và Thu Cúc TCI. Nếu bạn còn thắc mắc hay có nhu cầu tiêm phòng, hãy liên hệ TCI để được tư vấn và giải đáp cụ thể.