Viêm tai xương chũm là bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng xuất hiện thường xuyên nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này có thể đe dọa tính mạng người bệnh; chính vì vậy, khi có chẩn đoán viêm tai xương chũm, người bệnh cần điều trị khẩn cấp. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị viêm tai xương chũm. Trong bài viết sau, TCI xin chia sẻ thông tin về phương pháp này; trong đó bao gồm cả thông tin về chi phí mổ viêm tai xương chũm.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh lý viêm tai xương chũm
1.1. Khái niệm xương chũm và viêm tai xương chũm
Xương chũm là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tai trong. Mặc dù được gọi là xương, cấu trúc điển hình của xương chũm không liên quan đến các xương khác thuốc cơ thể. Nó được cấu thành từ các túi khí và vì thế, trông giống một miếng bọt biển. Để hoạt động bình thường, xương chũm cần không khí do các bộ phận khác của tai, bao gồm cả vòi tai, cung cấp.
Viêm tai xương chũm là tình trạng nhiễm trùng các tế bào xương chũm.
Ai trong chúng ta cũng có thể bị viêm tai xương chũm; tuy nhiên, những đối tượng dưới đây thì dễ mắc bệnh lý tai mũi họng này hơn so với bình thường:
– Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 6 đến 13 tháng tuổi.
– Người miễn dịch yếu hoặc suy giảm.
– Người có viêm tai giữa do chấn thương.
– Người có viêm tai giữa không điều trị triệt để.
1.2. Nguyên nhân phát sinh viêm tai xương chũm
Viêm tai xương chũm thường là kết quả của viêm tai giữa không điều trị triệt để. Tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa có thể lan vào tai trong, xâm lấn các túi khí của xương chũm, khiến xương chũm nhiễm trùng và hoại tử.
1.3. Triệu chứng bệnh lý viêm tai xương chũm
Triệu chứng viêm tai xương chũm khá tương đồng với triệu chứng của các tình trạng viêm tai khác. Cụ thể, chúng ta có thể nhận biết bệnh lý này bằng các dấu hiệu sau:
– Đau tai, cơn đau âm ỉ và lan tỏa ra nửa đầu bên cạnh.
– Tai chảy dịch, đây là triệu chứng chính của viêm tai xương chũm. Dịch tai thường có mùi xác động vật phân hủy, cho thấy dịch chứa cholesteatoma – có khả năng ăn mòn xương, gây ra biến chứng nội sọ.
– Sốt cao, trên 39 độ C.
– Đau đầu âm ỉ.
– Suy giảm thính lực ở tai có viêm xương chúm, tình trạng suy giảm tăng dần cho đến khi thính lực mất hoàn toàn.
– Phía sau tai sưng, đau.
– Trong trường hợp viêm tai xương chũm biến chứng, người bệnh có thể đau đầu dữ dội, phù nề mắt…
1.4. Biến chứng viêm tai xương chũm
Viêm tai xương chũm rất nguy hiểm, cần điều trị kịp thời, để hạn chế các biến chứng sau: Liệt mặt, mất thính lực, viêm màng não (tình trạng nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống), áp xe ngoài màng cứng (tình trạng tụ mủ bên ngoài não và tủy sống), nhiễm trùng máu…
2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Chi phí mổ viêm tai xương chũm là bao nhiêu?
2.1. Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm tai xương chũm
2.1.1. Chẩn đoán viêm tai xương chũm
Khi người bệnh có triệu chứng viêm tai, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng vùng tai và đầu, để xác định tình trạng nhiễm trùng đã lan đến xương chũm hay chưa. Tuy nhiên, do xương chũm nằm sâu trong tai, khó quan sát bằng mắt thường nên bác sĩ sẽ chỉ định một số thăm khám cận lâm sàng như sau để chẩn đoán xác định vấn đề đó: Xét nghiệm công thức máu, nội soi tai mũi họng, chụp CT scan vùng thái dương, chụp MRI vùng tai và đầu, chụp X-quang hộp sọ. Nếu người bệnh được chẩn đoán có viêm tai xương chũm, bác sĩ có thể chỉ định thêm chọc dò thắt lưng hoặc chọc dò vòi cột sống, để xác định nhiễm trùng đã lan đến các vùng này hay chưa và có phương án điều trị phù hợp.
2.1.2. Điều trị viêm tai xương chũm
Người bệnh viêm tai xương chũm cần điều trị nội trú khẩn cấp.
Tại bệnh viện, thường thì viêm tai xương chũm được điều trị bằng kháng sinh tiêm – truyền tĩnh mạch. Xuất viện, trong thời gian điều trị ngoại trú, người bệnh tiếp tục sử dụng kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ.
Trong trường hợp viêm tai xương chũm không đáp ứng kháng sinh tiêm – truyền hoặc song song với với việc dùng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị ngoại khoa, như:
– Mở sào bào dẫn lưu mủ và vệ sinh mô viêm, tạo sự thông thương giữa tai giữa và các tế bào xương chũm.
– Phẫu thuật tiệt căn xương chũm, trong trường hợp điều trị kháng sinh không hiệu quả.
Chi phí mổ viêm tai xương chũm là khác nhau, tùy thuộc cơ sở y tế thực hiện mổ, phương pháp mổ và tình trạng viêm. Tại Thu Cúc TCI, chi phí mổ dao động từ 14.000.000đ đến 27.500.000đ. Cụ thể, chi phí mổ phương pháp đơn thuần là 14.000.000đ – 22.000.000đ còn chi phí mổ phương pháp tiệt căn là 24.000.000 – 27.500.000đ. Chi phí trên chỉ là công mổ, chưa bao gồm giá các thăm khám cận lâm sàng liên quan, giá thuốc, giá phòng lưu viện… và cũng chưa giảm trừ BHYT.
2.2. Dự phòng viêm tai xương chũm tái phát
Ngay cả khi điều trị thành công, viêm tai xương chũm cũng rất dễ tái phát. Bởi thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch. Chỉ dẫn của bác sĩ chủ yếu là lưu ý về việc điều trị triệt để các tình trạng viêm tai, nếu có, bao gồm dùng đầy đủ thuốc đúng liệu trình.
Phía trên là thông tin và chi phí mổ viêm tai xương chũm và nhiều thông tin khác về bệnh lý tai mũi họng rất nguy hiểm này. Theo đó, tùy thuộc cơ sở y tế thực hiện mổ, phương pháp mổ và tình trạng viêm mà chi phí mổ là khác nhau. Tại TCI, chi phí mổ viêm tai xương chũm dao động từ 14.000.000đ đến 27.500.000đ, không bao gồm giá thăm khám cận lâm sàng, giá thuốc, giá phòng lưu viện… Để biết chi tiết chi phí này, liên hệ với cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Hy vọng rằng bạn sẽ bảo vệ bản thân an toàn trước viêm tai xương chũm, với những thông tin trên.