Chảy máu cam ở trẻ em và cách phòng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng phổ biến, xuất hiện nhiều ở trẻ từ 2-10 tuổi. Dưới đây là những thông tin hữu ích về hiện tượng chảy máu cam bạn có thể tham khảo.

Chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu.

Phân loại chảy máu cam

Chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Chảy máu mũi trước

  • Chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất đó là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ mỗi khi xì mũi hay khi xảy ra chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi).
  • Chảy máu mũi trước rất phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô ( phải dùng lò sưởi, máy điều hòa kéo dài). Đó là nguyên nhân gây khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.
  • Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu thường dai dẳng nhưng khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu
chay-mau-cam-o-tre-va-cach-phong-benh-1

Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.

Chảy máu mũi sau 

  • Chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan đến các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi.
  • Mặc dù không phổ biến ở trẻ em nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm và khó kiểm soát hơn và thường cần được chăm sóc y tế. Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, người huyết áp cao hay trong chấn thương vùng mũi mặt.
  • Thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau, chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể dẫn đến nguy kịch. Kiểm soát bằng nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Chảy máu mũi có thể xuất hiện vì nhiều lý do:

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài.
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.
  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác cũng có thể dẫn đến chảy máu cam.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi chảy máu cam

  • Xì mũi quá mạnh.
  • Trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin…
  • Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón.
  • Vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Thở oxy qua ống thông mũi.
  • Một số loại thuốc có thể gây chảy máu cam như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.
  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.
  • Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi.

Nếu cần tư vấn về bệnh chảy máu cam đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital