Chẩn đoán dị ứng thuốc

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Dị ứng thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sốc phản vệ – một tình trạng đe dọa tính mạng có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó chẩn đoán dị ứng thuốc chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời là điều rất quan trọng. Cùng tìm hiểu về dị ứng thuốc qua một số thông tin cơ bản trong bài viết sau.

Chẩn đoán dị ứng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời là điều rất quan trọng.

Chẩn đoán dị ứng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời là điều rất quan trọng.

1. Dị ứng thuốc là gì?

Dị ứng thuốc là phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với một loại thuốc nào đó. Phản ứng dị ứng có thể chỉ ở mức độ nhẹ hoặc gây chết người. Các phản ứng nhẹ bao gồm ngứa, nổi mề đay và phát ban. Trong khi đó các phản ứng nghiêm trọng hơn là sưng môi, lưỡi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
Dị ứng thuốc khác với các tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc. Dị ứng thuốc cũng khác với độc tính của thuốc do dùng quá liều.

2. Chẩn đoán dị ứng thuốc

Kiểm tra kỹ lưỡng và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán là rất cần thiết để chẩn đoán chính xác dị ứng thuốc. Bởi vì chẩn đoán dị ứng thuốc sai có thể dẫn đến việc người bệnh phải sử dụng các loại thuốc kém hiệu quả hoặc đắt tiền hơn.
Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi bệnh nhân một số câu hỏi. Thông tin chi tiết về triệu chứng, thời gian sử dụng thuốc, triệu chứng của bệnh xấu đi hay được cải thiện là những đầu mối quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán dị ứng thuốc.
Sau đó bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như sau:

2.1. Xét nghiệm trên da

Xét nghiệm trên da được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán dị ứng thuốc.

Xét nghiệm trên da được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán dị ứng thuốc.

Đây là xét nghiệm được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán dị ứng thuốc. Trong xét nghiệm trên da, bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ loại thuốc nghi ngờ gây dị ứng lên da của bệnh nhân. Nếu bị dị ứng, vùng da thử nghiệm sẽ bị đỏ, ngứa và sưng lớn.

2.2. Xét nghiệm máu

Mặc dù có nhiều xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phát hiện phản ứng dị ứng của cơ thể với một số loại thuốc, nhưng các xét nghiệm này không được sử dụng thường xuyên vì hạn chế về mức độ chính xác thể hiện trong các nghiên cứu.

Xét nghiệm máu được sử dụng nếu có liên quan tới phản ứng nghiêm trọng ở xét nghiệm trên da.

Bác sĩ sẽ phân tích triệu chứng và kết quả các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán người bệnh có bị dị ứng thuốc hay không và dị ứng ở mức độ nào. Những kết luận này là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Khi phát hiện bị phát ban, ngứa hoặc bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ dị ứng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ. Nếu sưng môi, lưỡi và khó thở, cần gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh, tuyệt đối không tự lái xe đến bệnh viện một mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital