Thai lưu là một biến chứng hiếm gặp với sản phụ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người phụ nữ. Việc chăm sóc sản phụ thai chết lưu không chỉ cần cẩn thận trong sức khỏe, cũng cần đặc biệt chú ý đến trạng thái tâm lý họ.
Menu xem nhanh:
Một số nguyên nhân dẫn đến thai lưu
Nguyên nhân dẫn đến thai lưu có thể đến từ người mẹ, cũng có thể đến từ người con. Việc đi tìm nguyên nhân giúp người phụ nữ có thể tránh được những rủi ro sau này, không phải để đổ lỗi cho bất kỳ ai trong việc thai bị chết lưu. Thuật ngữ thai chết lưu để nói về việc thai chết lưu trong bụng khoảng 20 tuần thai. Tỷ lệ mắc vào khoảng 1/160 ca, thường xảy ra trước khi vượt cạn.
Từ người mẹ
Nguyên nhân đến từ người mẹ thường là do những nguyên nhân sau đây:
- Mẹ mắc một số bệnh lý mãn tĩnh như: viêm gan, suy thận, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao,…
- Mắc các bệnh nội tiết: thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hoặc cường năng thượng thận,…
- Các bệnh lý khác: sốt rét, giang mai, viêm gan, quai bị, cúm,…
- Bị nhiễm độc thai nghén
- Bị bệnh kéo dài, ăn ngủ kém làm thai bị suy dinh dưỡng
- Tử cung bị dị dạng, tử cung bị kém phát triển
- Mang thai trên 40 tuổi, dinh dưỡng kém, lao động vất vả
Từ thai nhi
- Rối loạn nhiễm sắc thể: Đây là một nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất. Thai nhi bị di truyền từ bố mẹ đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi.
- Nhóm máu của mẹ và của con không phù hợp với nhau.
- Thai bị dị dạng: não úng thủy, vô sọ, phù nhau thai,…
- Thai già tháng: bánh nhau bị lão hóa không đảm bảo nuôi dưỡng thai
- Đa thai
- Dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép,…
Biểu hiện của thai lưu
Biểu hiện của thai lưu cần được phát hiện sớm. Một số dấu hiệu ban đầu của thai chết lưu như:
Mẹ ra một chút máu màu nâu sẫm, hiện tượng thai nghén không còn nhiều nữa, bụng không thấy phát triển. Đây là những biểu hiện ban đầu có thể quan sát được và cần được đi kiểm tra để xác định rõ ràng.
Một số biểu hiện khác như: Hiện tượng thai máy không còn rõ ràng, ra máu đen ở âm đạo, hai vú tự nhiên tiết ra sữa non. Khi siêu âm thấy tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai, chiều cao của tử cung giảm đi, khó sờ nắn thấy phần thai, không nghe thấy tim thai.
Những lưu ý khi chăm sóc sản phụ sau thai lưu
Một số trường hợp thai lưu vẫn còn trong màng bọc ối bảo vệ, lúc này sản phụ tạm thời sẽ không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi mà màng ối bị vỡ sớm, vi khuẩn sẽ vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc thai lưu lại quá lâu có thể gây tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến băng huyết nặng ở mẹ. Đây là khi trường hợp nguy hiểm thực sự sẽ xảy ra, mẹ và người nhà cần lưu ý theo dõi tình trạng thai nhi, thường xuyên thăm khám theo lịch để nhanh chóng xử lý được những biến chứng xảy ra trong thai kỳ. Thời gian cần đưa thai chết lưu ra ngoài trong vòng 2 ngày.
Chăm sóc sản phụ thai chết lưu cần rất nhiều lưu ý khác nhau để tránh những ảnh hưởng trong sức khỏe cá nhân và cả về tâm lý. Bởi sau khi thai chết lưu, người phụ nữ không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn bị ảnh hưởng về tình thần.
Về chế độ dinh dưỡng
Thai lưu là một tổn thất lớn đối với cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai sau này. Thai lưu không chỉ gây mất máu và còn gây ra rất nhiều áp lực đối với các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy mà, gia đình cần chú ý về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc sản phụ thai chết lưu. Trong chế độ dinh dưỡng cần bao gồm bổ sung thêm protein, vitamin và muối vô cơ, bổ sung thêm sắt để đề phòng bệnh thiếu máu. Cần đặc biệt chú ý nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa.
Về tâm lý
Chăm sóc người mẹ khi có thai lưu thường phải rất cẩn trọng vì người phụ nữ bị chấn thương mạnh về tâm lý như cảm giác mất mát, tội lỗi, buồn chán, thất vọng. Để giúp người mẹ cân bằng lại trạng thái tinh thần, gia đình, nhất là người chồng nên trò chuyện, tâm sự nhiều hơn để người mẹ có cảm giác được an ủi và luôn có người bên cạnh. Ngoài ra, người mẹ nên chủ động làm những việc mình yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, mua sắm,… đi du lịch đâu đó để thoải mái đầu óc.
Về kế hoạch mang thai lại
Sau khi bị thai lưu cơ thể của người phụ nữ có những thương tổn nhất định. Tuy nhiên do tâm lý mất mát nên nhiều người mong muốn có thai lại sớm nhưng nếu có quá sớm có thể gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ. Lúc này, người phụ nữ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc để hồi phục lại cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thai lưu sau bao lâu nên có thai lại?
Thời gian mà mẹ nên có bầu trở lại ít nhất là 6 – 12 tháng. Trước khi có quyết định mang thai, gia đình cần đi thăm khám và nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, an toàn nhé.
Thời gian mang thai lại vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sản phụ thai chết lưu, nếu muốn có con quá sớm gây hại đến cơ thể và cũng khó có thể giữ được em bé nếu như cơ thể chưa được chuẩn bị sẵn sàng.
Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai
Để có một cơ thể khỏe mạnh sau khoảng thời gian chăm sóc sản phụ sau thai chết lưu thì chế độ ăn là điều vô cùng quan trọng. Việc chăm sóc sức khỏe vừa để hồi phục lại sức khỏe sau khi thai lưu còn là để sẵn sàng cho việc có con sắp tới. Người nhà của sản phụ hay người phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến những điều sau:
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hồi phục nhanh những thương tổn của cơ thể do thai lưu
- Tập luyện đầy đủ thể dục, thể thao. Nhanh chóng lấy lại sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng.
- Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, chăm đi khám sức khỏe định kỳ trước khi có kế hoạch mang thai lại
- Cải thiện tinh thần, cuộc sống xung quanh. Không nghĩ đến những chuyện đã qua trong quá khứ.
Tư vấn trước khi mang thai ở đâu?
Tư vấn trước khi mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc kiểm tra trước khi mang thai này giúp các cặp vợ chồng có kế hoạch mang thai, những gia đình đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các dị tật bẩm sinh, các bố mẹ đã từng có những biến cố trong những lần mang thai trước giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.
Hiện nay, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã chuẩn bị một đội ngũ y bác chuyên khoa, lâu năm trong nghề, sẵn sàng cùng đồng hành với những gia đình có tiền sử, thai kỳ đặc biệt. Cùng với công nghệ, máy móc hiện đại theo chuẩn quốc tế đảm bảo tính chính xác khi đưa ra những chẩn đoán phù hợp cho các gia đình có kế hoạch mang thai.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện đang triển khai những dịch vụ: khám tiền hôn nhân, khám & tư vấn những gia đình có tiền sử thai kỳ đặc biệt,… Tất cả những thăm khám trên đều được những bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của chúng tôi thực hiện.
Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Văn Hà – Trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
– Bằng chuyên khoa cấp II chuyên ngành sản phụ khoa tại ĐH Y Hà Nội
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Hà – Nguyên phó trưởng khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bác sĩ Hà là chuyên gia có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm trong khám , theo dõi, điều trị sản thường , sản bệnh lý, đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó như ngôi mông, giác hút, forxep,…
Bác sĩ Nguyễn Văn hà nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cũng những gia đình có thai kỳ đặc biêt: Sảy thai, thai lưu, dây rốn thắt nút,…..
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Hà có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phẫu thuật lấy thai kể cả các loại mổ lấy thai khó: mổ đẻ cũ nhiều lần, mổ lấy thai trong rau cài răng lược, rau tiền đạo, rau bong non,…
Trong lĩnh vực phụ khoa, bác sĩ Hà có nhiều kinh nghiệm chuyên khoa sâu trong chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật phụ khoa đặc biệt là phẫu thuật nội soi.
Bác sĩ Hà đã tham gia giảng dạy về phẫu thuật sản phụ khoa cho các bác sĩ chuyên khoa sau đại học, chuyển giao kỹ thuật mổ mở và mổ nội soi cho nhiều bệnh viện trong nước. Bác sĩ Hà cũng đã tham gia giảng dạy về phẫu thuật sản phụ khoa cho các bác sĩ nước ngoài như là Lào, Campuchia, Angola,…
Những xét nghiệm cần thiết để chuẩn bị mang thai sau thai lưu
Trước khi muốn có thai lại thì cả hai vợ chồng cần đi khám tổng quát để tầm soát những biến chứng có thể xảy ra và hướng giải quyết của gia đình. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện là:
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid không (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
- Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
- Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,…
- Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ để thực hiện kiểm tra chất lượng tinh dịch của người chồng.
Một số lưu ý khi chuẩn bị mang thai sau thai chết lưu
Người phụ nữ cần đặc biệt chú ý những điều sau, nếu chuẩn bị có thai trở lại mẹ cần phải:
- Điều chỉnh chế độ ăn cũng như tập luyện phù hợp để lấy lại được sức khỏe, nâng cao sức khỏe để mang thai sau này.
- Ngoài ra, mẹ cũng cần hấp thụ cho cơ thể khoảng 400 mcg axit folic để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn.
- Loại bỏ những chất có hại như: rượu, chè, thuốc lá,… ra khỏi chế độ sinh hoạt. chăm tập luyện thể thao và uống nước rau, quả để sớm hồi phục cơ thể.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan,… sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.
Xem thêm
>> Chăm sóc sau mổ thai ngoài tử cung
> Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thai lưu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc