Tử cung được xem là một bộ phận quan trọng trong số các cơ quan sinh sản nữ. Vậy khi cắt tử cung có sinh con được không chắc chắn là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. Cắt tử cung có sinh con được không?
Menu xem nhanh:
1. Cắt tử cung là gì?
Cắt tử cung là một thủ tục phẫu thuật để loại bỏ tử cung. Đây vốn là cơ quan trong cơ thể chị em, nơi cho thai nhi lớn lên. Phẫu thuật cắt tử cung có thể là cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của tử cung cùng với các cơ quan khác.
Các bác sĩ có thể loại bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, điều này phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của chị em. Sau khi cắt tử cung, chị em sẽ không có kinh nguyệt, do đó, không thể mang thai được.
Cắt tử cung là một phẫu thuật vĩnh viễn không thể thay đổi. Do đó, chị em hãy thảo luận thật kỹ với bác sĩ về điều này trước khi thực hiện thủ thuật.
Việc cắt bỏ tử cung sẽ ảnh hưởng đến lối sống và sức khỏe của chị em. Vì vậy, khi biết được những thông tin về thủ thuật này sẽ giúp chị em bớt lo lắng hơn.
2. Tại sao cần cắt tử cung
Bác sĩ sẽ lựa chọn cắt tử cung khi có một số nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản nữ. Dưới đây là một số nguy cơ:
2.1. U xơ tử cung
U xơ là những khối u nhưng không phải tế bào ung thư, xuất hiện trên thành tử cung. Những khối u này gây đau đớn kèm theo chảy máu nhiều.
2.2. Ra máu nhiều bất thường
Nếu chị em gặp tình trạng ra máu nhiều kèm theo đau bụng dữ dội thì đó là dấu hiệu của bệnh tật. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ không thể tìm ra nguyên nhân của việc chảy máu bất thường. Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung nếu người bệnh không còn trong độ tuổi sinh sản và không muốn sinh con nữa.
2.3. Sa tử cung
Đây là tình trạng hiếm gặp khi tử cung trượt khỏi vị trí và sa xuống phía âm đạo. Những phụ nữ sinh thường nhiều lần, mãn kinh, phẫu thuật vùng chậu hoặc bị béo phì có nguy cơ bị sa tử cung.
Người bị sa tử cung khiến áp lực lên vùng chậu rất lớn. Bác sĩ sẽ khuyên cắt bỏ tử cung để điều trị.
2.4. Lạc nội mạc tử cung
Là hiện tượng các mô nằm dọc thành tử cung phát triển trên thành ngoài của tử cung và trên buồng trứng. Bệnh gây đau bụng dữ dội và chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt.
2.5. Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Ngược lại với lạc nội mạc tử cung, Adenomyosis là tình trạng các mô tuyến của nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung. Nó khiến cho thành tử cung trở nên dày bất thường dẫn đến chảy máu và đau bụng dữ dội.
2.6. Ung thư tử cung
Cắt tử cung là giải pháp điều trị tốt nhất nếu chị em bị ung thư tử cung, buồng trứng, cổ tử cung hoặc thành nội mạc tử cung. Vẫn có những lựa chọn khác như xạ trị, hóa trị và cắt tử cung được khuyến nghị khi ung thư đã ở giai đoạn tiến triển hoặc các phương pháp trên không có tác dụng.
3. Các lựa chọn thay thế cho cắt tử cung
Cắt tử cung là một phẫu thuật loại bỏ tử cung và có thể là cả những cơ quan sinh sản khác. Khi bạn lựa chọn phẫu thuật này, bạn sẽ không thể mang thai. Hầu hết phụ nữ đều muốn tránh bị cắt tử cung bởi chị em không muốn mất cơ hội làm mẹ trong tương lai.
Đôi khi việc cắt tử cung lại là cần thiết. Với những chị em bị chảy máu kéo dài hoặc bị ung thư mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác thì buộc phải cắt bỏ tử cung.
Nếu không rơi vào những trường hợp trên, chị em vẫn có những lựa chọn thay thế, đó là:
3.1. Theo dõi cẩn thận
Bệnh u xơ tử cung đang ngày càng trở nên phổ biến. Nếu chị em bị bệnh này thì có thể chờ đợi, quan sát u xơ theo thời gian thay vì lựa chọn cắt tử cung ngay. Có những trường hợp u xơ có xu hướng co lại theo thời gian hoặc sau mãn kinh.sinh mổ 8 có thai lại
3.2. Tập thể dục thường xuyên
Đối với chứng sa tử cung, việc tập thể dục thường xuyên có thể rất hữu ích. Những bài tập Kegel có thể củng cố vùng xương chậu và khiến tình trạng bệnh được cải thiện.
3.3. Dùng thuốc
Thuốc có thể giải quyết một số vấn đề liên quan đến tử cung, chẳng hạn bệnh lạc nội mạc tử cung. Do đó, chị em không cần cắt bỏ tử cung.
3.4. Âm đạo giả
Đây có thể là một giải pháp để điều trị sa tử cung. Trước khi nghĩ đến việc cắt tử cung thì chị em hãy thử qua phương pháp điều trị này.
3.5. Phẫu thuật
Thay vì lựa chọn cắt tử cung ngay lập tức, chị em bị các bệnh như lạc nội mạc tử cung, chảy máu âm đạo dữ dội, u xơ tử cung có thể tiến hành những thủ thuật để giải quyết khối u trước.
4. Cắt tử cung có sinh con được không?
Nói chung, cắt tử cung sẽ làm giảm khả năng mang thai của chị em xuống gần như bằng không. Tuy nhiên, cũng có những phụ nữ mang thai ngay cả khi đã cắt tử cung.
Trong trường hợp cắt toàn bộ tử cung, chị em không thể mang thai. Khi bác sĩ cắt bỏ toàn bộ tử cung, chị em sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, chị cơ thể chị em không thể sản xuất ra trứng, cũng không có chuyện thụ tinh, mang bầu nữa.
Tuy nhiên, nếu là phẫu thuật cắt một phần tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng còn nguyên vẹn thì chị em vẫn có thể có thai, nhưng cơ hội rất mong manh bởi tử cung đã bị cắt bỏ, phôi không có chỗ nào để cấy vào. Như vậy, chị em sẽ có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.