Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến ảnh hưởng đến thị lực của nhiều người. Việc cắt kính loạn thị đúng cách và đeo kính với tần suất phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức độ loạn thị cần cắt kính và hướng dẫn tần suất đeo kính hợp lý.
Menu xem nhanh:
1. Cần cắt kính loạn thị khi loạn bao nhiêu độ?
Loạn thị là tình trạng giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều, khiến ánh sáng không hội tụ chính xác trên võng mạc. Điều này gây ra tình trạng nhìn mờ ở cả vật gần và xa. Cắt kính loạn thị là phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ này bằng cách sử dụng kính có độ cầu và trụ phù hợp.
Vậy, loạn thị bao nhiêu độ thì cần cắt kính? Việc xác định mức độ loạn thị cần cắt kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
1.1. Mức độ loạn thị
Loạn thị được chia làm 4 loại, dựa theo mức độ loạn.
– Nếu độ loạn từ 0,25 đến 1,00 được gọi là loạn thị nhẹ.
– Mức loạn từ 1,25 đến 2,000 được xác định là loạn thị trung bình.
– Những người có độ loạn từ 2,25 đến 4,00 được xếp vào loạn thị nặng.
– Nếu bị loạn thị trên 4,00 độ thì gọi là loạn thị rất nặng.
1.2. Thời điểm cần cắt kính loạn thị
Không phải bất cứ ai bị loạn thị cũng đeo kính ngay và thường xuyên. Các bác sĩ tại Chuyên khoa Mắt TCI khuyến nghị, nên cắt kính loạn thị khi:
– Loạn thị từ 0,75 độ trở lên
– Loạn thị gây ra các triệu chứng khó chịu như nhức đầu, mỏi mắt, chóng mặt
– Đồng thời bị các tật khúc xạ khác nhau như cận thị, viễn thị và loạn thị.
Tình trạng loạn thị khiến bạn khó chịu bởi không ít triệu chứng tại mắt, và cả đầu. Cắt và đeo kính có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nên chú ý, thông thường, trẻ em có khả năng thích nghi tốt hơn với kính loạn thị so với người lớn. Nếu công việc của bạn đòi hỏi thị lực chính xác, đừng trì hoãn việc cắt kính.
2. Lợi ích của việc cắt kính loạn thị và đeo kính đúng cách
2.1. Lợi ích của việc cắt kính loạn thị
Cắt kính loạn và đeo đúng cách đem lại một số lợi ích quan trọng như sau:
– Cải thiện thị lực: Kính loạn thị giúp điều chỉnh ánh sáng hội tụ chính xác trên võng mạc, từ đó cải thiện khả năng nhìn rõ cả vật gần và xa.
– Giảm các triệu chứng khó chịu: Đeo kính loạn thị đúng cách sẽ giúp giảm các triệu chứng như nhức đầu, mỏi mắt, chóng mặt do phải căng mắt quá mức.
– Ngăn ngừa biến chứng: Điều chỉnh loạn thị kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng như nhược thị, lác mắt, đặc biệt ở trẻ em.
Khi thị lực được cải thiện, hiệu quả công việc, kết quả học tập và các hoạt động hàng ngày cũng có thể được nâng cao.
2.2. Tần suất đeo kính loạn thị hợp lý
Đeo kính loạn thị đúng cách sẽ giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa các biến chứng. Mỗi đối tượng cần đeo kính với những tần suất khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn về tần suất đeo kính hợp lý:
– Đối với người mới bắt đầu đeo kính, ở tuần đầu tiên, chỉ nên đeo 2-3 giờ mỗi ngày, tăng dần thời gian. Từ tuần thứ hai, có thể đeo kính 4-6 giờ mỗi ngày. Sang đến tuần thứ ba, có thể đeo kính toàn thời gian khi thức giấc.
– Người đã quen đeo kính: Nên đeo kính loạn thị toàn thời gian khi thức giấc và chỉ tháo kính khi ngủ hoặc khi tham gia các hoạt động có nguy cơ làm hỏng kính.
– Đối với các trường hợp đặc biệt, trẻ em cần đeo kính thường xuyên để ngăn ngừa nhược thị. Người già cần điều chỉnh tần suất đeo kính tùy theo tình trạng sức khỏe.
3. Lưu ý khi cắt kính và đeo kính loạn thị
Khi cắt và dùng kính loạn thị, bạn cần chú ý những điều sau đây để tối ưu hiệu quả bảo vệ đôi mắt.
– Nên kiểm tra mắt ít nhất 6 tháng một lần để điều chỉnh độ kính phù hợp với sự thay đổi của thị lực.
– Chọn gọng kính cần vừa vặn, thoải mái và phù hợp với khuôn mặt để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh thị lực.
– Cần làm sạch kính hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng trung tính, lau khô bằng vải mềm để tránh xước tròng kính. Khi không đeo, đừng quên bảo quản kính trong hộp và để xa tầm tay trẻ em.
– Nếu gặp khó khăn khi thích nghi với kính mới, hãy tăng dần thời gian đeo kính và thông báo cho bác sĩ nhãn khoa nếu tình trạng kéo dài.
– Bên cạnh đeo kính, nên áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt khác như nghỉ ngơi đều đặn, hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
4. Các phương pháp thay thế kính loạn thị
Kính loạn thị là một trong các phương tiện cải thiện thị lực cho người loạn thị. Ngoài cách đeo kính, bạn cũng có thể lựa chọn một số phương pháp sau để thay thế.
– Dùng kính áp tròng: Nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, bạn có thể lựa chọn kính áp tròng.
– Phẫu thuật khúc xạ: Phương pháp này thường áp dụng cho người bị loạn thị ổn định. Người bệnh có thể được áp dụng một trong số các hình thức như LASIK, PRK, SMILE…
– Nếu bệnh nhân loạn thị và gặp tình trạng đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ xem xét, chỉ định mổ Phaco thay thủy tinh thể.
Chuyên khoa mắt TCI là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để điều trị bệnh về mắt. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa trên 30 năm kinh nghiệm, Thu Cúc TCI đã phẫu thuật thay thủy tinh thể thành công, lấy lại đôi mắt sáng cho hàng nghìn bệnh nhân. Đối với bệnh loạn thị và các bệnh lý khác về mắt, người bệnh cũng được thăm khám chuyên sâu với ưu đãi lớn và điều trị, cắt kính ngay tại quầy kính mắt 286 Thụy Khuê.
Cắt kính loạn thị là một phương pháp hiệu quả để cải thiện thị lực cho người bị loạn thị. Thông thường, loạn thị từ 0,75 độ trở lên cần được cắt kính. Người đeo kính nên đeo toàn thời gian khi thức giấc để đạt hiệu quả tối ưu. Do tình trạng thị lực có thể thay đỏi, vậy nên bạn đừng quên thăm khám trước khi cắt kính.